NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho biết,ơrồngcủaViệtNamsẽdiễnkhaimạcĐạihộiSânkhấuthếgiớbóng đá cá cược hôm nay sau nhiều lần bình chọn, Ban chấp hành Hiệp hội Sân khấu thế giới (ITI/UNESCO) quyết định mời đoàn nghệ sĩ Việt Nam, đại diện cho sân khấu khu vực châu Á - Thái Bình Dương sang biểu diễn trong lễ khai mạc Đại hội Sân khấu thế giới lần thứ 36, diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 19-25/2.
Đoàn Việt Nam sẽ trình diễn trước gần 1.000 nghệ sĩ và đại biểu đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhà hát Múa rối Việt Nam mời đạo diễn Lê Quý Dương - ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Sân khấu thế giới sáng tạo và dàn dựng tiết mục Mơ rồng.
Đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ: "Tiết mục là sự kết hợp và thăng hoa của nghệ thuật trống chèo truyền thống, màn biểu diễn rối chân đặc sắc của Nhà hát Múa rối Việt Nam (NSND Nguyễn Tiến Dũng từng sáng tạo, dàn dựng) và nghệ thuật sân khấu hình thể. Sự kết hợp này tạo nên một tổng thể vừa đậm bản sắc sân khấu truyền thống Việt Nam, vừa mang tính quốc tế với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và phương pháp dàn dựng hiện đại".
Do yêu cầu từ BTC, tiết mục chỉ dài 10 phút. Cái khó của đạo diễn là phải cô đọng được tiết mục nhưng vẫn truyền tải được thông điệp, cũng như nét đặc trưng trong văn hoá truyền thống của Việt Nam.
"Tôi không sử dụng quá nhiều kỹ thuật biểu diễn bởi ngồi dưới xem toàn tinh tuý của sân khấu thế giới. Tôi đưa những gì đơn giản nhất, mượn tiếng trống chèo cổ, sáng tạo nên những âm điệu mới, đưa tiếng trống chèo dẫn dắt toàn bộ tiết mục.
Nhân vật chú Tễu được giới thiệu như một biểu tượng sinh động của văn hóa dân gian Việt Nam, thể hiện tâm hồn và tình cảm của người dân vốn hiền lành, chất phác nhưng rất thông minh và hóm hỉnh", đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ.
Tham gia chương trình là nhóm nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Việt Nam: NSƯT Hoàng Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Lan Hương, Cao Thị Huyền.
Đặc biệt, nghệ sĩ trống chèo Trần Đình Quang chơi solo trống chèo (không như những lần khác chơi cùng dàn nhạc) kiêm diễn viên.
"Tôi chỉ là nhạc công. Sáng tạo của đạo diễn Lê Quý Dương khiến tôi vừa đánh trống dẫn chuyện, vừa biểu diễn phần chú Tễu nên rất căng thẳng. Hai tuần qua tập luyện liên tục, tôi cũng tự tin hơn nhiều để khoe với bạn bè thế giới về nghệ thuật truyền thống của Việt Nam", nghệ sĩ Trần Đình Quang chia sẻ.
Tiết mục Mơ rồng kể câu chuyện của các cô thôn nữ sinh ra giữa xóm làng thanh bình, cần cù chịu khó trên cánh đồng lúa nước. Chiến tranh bất ngờ ập đến, trong mưa bom bão đạn, con người vẫn gắn bó, đùm bọc nhau, vượt lên những hy sinh mất mát.
Chú Tễu bị dập vùi trong lửa đạn đã được một cặp rồng cứu sống. Sức sống mạnh mẽ và nội lực văn hóa của ngàn năm văn hiến đã giúp chú Tễu hồi sinh. Một cặp rồng con được sinh ra, như biểu tượng của tình yêu, nội lực và sức sống mãnh liệt của văn hóa.
Trích tiết mục "Mơ rồng":
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm quảng bá múa rối nước tại Hàn QuốcNghệ sĩ Phan Thanh Liêm sẽ có chuyến biểu diễn, giao lưu giới thiệu nghệ thuật múa rối Việt Nam tại Hàn Quốc trong gần 1 tháng theo lời mời của Nhà hát Joyful.