GS Chử Đức Trình nói điều này trước hàng nghìn sinh viên và gần 60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm "UET Job Fair 2024" của trường Đại học Công nghệ,ênbỏngangđạihọcdễsavàobẫythunhậlyon vs psg Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 30/3.
Ông Trình cho rằng sinh viên chỉ nên đến doanh nghiệp thực tập, học về kỷ luật, văn hóa, định hướng làm việc của công ty. Các doanh nghiệp không nên tuyển hoặc giao việc chính cho sinh viên chưa tốt nghiệp.
Hiện, nhiều doanh nghiệp vẫn làm điều này. "Đó là cách làm ăn xổi, không bền vững", ông Trình nói. "Đây là thông điệp rất mạnh mẽ mà trường Đại học Công nghệ gửi tới các doanh nghiệp những năm gần đây".
Ông dẫn chứng tại trường Đại học Công nghệ, tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn hàng năm vào khoảng 60%. Cộng với số tốt nghiệp muộn, tỷ lệ sinh viên có bằng ở mỗi khóa khoảng 90%, tức vẫn còn 10% không được lấy bằng.
Lý do tốt nghiệp muộn và không lấy bằng chủ yếu do sinh viên đi làm sớm, mải mê làm việc mà bỏ bê nhiệm vụ chính là học tập. Trong số không lấy được bằng, một lượng rất nhỏ sinh viên giỏi, khởi nghiệp sớm, còn đa số dính "bẫy thu nhập trung bình".
"Bẫy thu nhập trung bình chỉ việc các em đi làm sớm, có thu nhập sớm nhưng nhiều năm cũng không thể đạt được mức lương, vị trí cao hơn, mà chỉ có thể là nhân công bình thường", ông Trình nói. Mức này, theo ông khoảng 5-10 triệu đồng một tháng.
GS Trình lý giải sinh viên đi làm sớm sẽ bỏ lỡ những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong trường. Sau tốt nghiệp, các em khó làm những việc mang tính đổi mới sáng tạo, bị gạt ra khỏi nhóm lao động chất lượng cao mà thị trường đang cần.