Nhà sản xuất Nhật Bản này dự kiến sẽ công bố toàn bộ 4 hồ sơ liên quan đến lỗi hệ thống túi khí với cơ quan Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) và ước tính khoảng 33,ỗitúikhíTakataCơnámảnhkinhhoàca river plate vs8 triệu xe đã trang bị túi khí bị lỗi. Tuy nhiên, nhiều thông tin khẳng định, hãng Takata sẽ phải triệu hồi ít nhất 35 - 40 triệu túi khí. Đó là còn chưa kể đến con số 28,8 triệu túi khí Takata đã được triệu hồi trước đó. Đây thực sự là con số lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới và việc thay thế số túi khí bị lỗi phải đến 2019 mới có thể hoàn thành.
Việc Takata xác nhận lệnh triệu hồi các xe bị lỗi túi khí được xem là một trong những thành công của NHTSA khi cơ quan này đã tiếp tục yêu cầu hãng Takata mở rộng chiến dịch triệu hồi túi khí trên toàn cầu.
Hiện, có tới 10 nhà sản xuất ô tô đang bị cuốn theo cuộc khủng hoảng lỗi túi khí của Takata, bao gồm : BMW AG, Fiat Chrysler, Ford, Honda, GM, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Subaru, Toyota. Nhưng Honda có lẽ là người đồng hương phải chịu hậu quả nặng nề nhất khi trung tuần tháng 5/2016 vừa phải công bố tổng số xe phải triệu hồi do sử dụng túi khí Takata sẽ lên tới con số 21 triệu chiếc. Vấn đề vẫn nằm ở túi khí của Takata khi sử dụng ammonium nitrate làm chất kích nổ mà không kèm theo một chất hút ẩm cho.cụm bơm túi khí. Sau một thời gian dài tiếp xúc với nhiệt độ cao và hơi ẩm, ammonium nitrate có thể bị biến chất và dẫn tới việc túi khí bung quá lực, làm văng các mảnh kim loại vào người ngồi trên xe.
Thông tin trên báo chí, Takata cho biết, đã phải tăng sản lượng từ 350.000 lên 450.000 túi khí mỗi tháng (từ tháng 3) và đến tháng 9 sẽ là 900.000/tháng để có đủ số túi khí thay thế cho các đợt triệu hồi sắp tới. Nếu sản xuất không kịp, công ty sẽ đặt hàng của những nhà sản xuất túi khí khác để thay thế cho khách hàng.
Hãng Credit Suisse ước tính, Takata ước tính lỗ 121 triệu USD trong năm tài chính vừa kết thúc vào 31/3/2016, sau khi đã lỗ 276 triệu USD một năm trước đó. Và nếu thực hiện, thì chiến dịch triệu hồi 50 triệu xe bị lỗi túi khí sẽ ngốn của hãng này khoảng 375 tỷ Yên, tương đương 3,5 tỷ USD, hơn cả tài sản ròng của bản thân hãng Takata.
Về phía mình, Takata cũng đã đưa ra con số ước tính phải chi 2,7 nghìn tỷ Yên (tương đương 25,2 tỷ USD) để thực hiện triệu hồi 287,5 triệu túi khí. Điều này có thể đẩy hãng Takata đến bờ vực phá sản.
Đó là chưa kể tước đó, hồi năm ngoái, Takata đã nhận án phạt 70 triệu USD tại Mỹ và khoản phạt có thể tăng lên tới 200 triệu USD nếu Takata không tuân theo các điều khoản khác của một bản yêu cầu. Trong đó có cam kết ngừng sử dụng ammonium nitrate nếu công ty không thể chứng minh rằng chất này an toàn để bơm túi khí.