Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - một bộ phận thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách những chất độc hại gây ung thư hàng đầu,ữngchấtgâyungthưhàngđầuđượcWHOcảnhbátỷ số bóng đá đêm hôm giúp mọi người có cách phòng tránh đúng đắn để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Những chất gây ung thư không chỉ tồn tại trong thực phẩm, mà chúng còn hiện hữu trong môi trường sống xung quanh ta. Hầu hết những trường hợp mắc ung thư đều do yếu tố ngoại cảnh gây ra. Chất gây ung thư được phân chia thành 3 loại chính, gồm chất gây ung thư vật lý, chất gây ung thư hóa học và chất gây ung thư sinh học.
Chất gây ung thư vật lý
Bức xạ ion hóa: Bức xạ ion hóa là kiểu phóng xạ bao gồm các hạt mang đủ động năng riêng để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử. Phản ứng hạt nhân là một dạng của bức xạ ion hóa. Khi con người bị nhiễm phóng xạ sẽ có khả năng bị tổn thương nhiễm sắc thể, khiến tế bào phân chia mất kiểm soát dẫn đến tình trạng xuất hiện những khối ung bướu. Các bệnh ung thư do bức xạ ion hóa gây ra điển hình như ung thư máu, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư da, ung thư hạch,...
Tia không ion hóa:Bao gồm bức xạ ánh sáng và điện từ, chẳng hạn như tia cực tím, hồng ngoại... Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng, tiếp xúc trong thời gian dài với bức xạ điện từ có thể gây ung thư da, tạo điều kiện hình thành những khối u ác tính. Nguyên nhân do ADN tế bào hấp thụ photon (hạt lượng tử của trường điện từ), gây ảnh hưởng đến quá trình sao chép ADN tạo tiền đề dẫn đến ung thư.
Chất gây ung thư hóa học
Có gần 10.000 chất gây ung thư hóa học được biết đến, điển hình như amiăng, benzidine, nitrosamine, aspergillus flavus,... Nhiều chất trong số đó được phát hiện có trong khói thuốc lá. Cụ thể, trong khói thuốc, ngoài chất nicotin ảnh hưởng lên hệ tim mạch còn có trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc, tử vong do ung thư phổi, thanh quản cao gấp 10-30 lần so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Ngoài ra, phơi nhiễm khói thuốc thụ động sẽ vô tình khiến các tác nhân gây bệnh mãn tính và ung thư xâm nhập vào cơ thể.
Chất gây ung thư sinh học
Các yếu tố dẫn đến ung thư sinh học bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc,... Các tác nhân gây hại này xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, bằng cách ký sinh vào những vật dẫn. Từ đó, gây ra tổn thương lên các bộ phận trong cơ thể, thậm chí tạo mầm mống hình thành nên ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư máu,...
Bệnh chỉ thực sự bộc phát khi cơ thể tích tụ những chất độc hại này trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện rõ rệt cũng là lúc khối ung bướu đã di căn khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Những chất ung thư sinh học thường có hàm lượng cao trong các loại thức ăn muối chua, hun khói, lên men,….
Phòng ngừa ung thư như thế nào?
Về môi trường: Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm chẳng hạn như thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, chất nhuộm màu... và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài.
Về chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng, yết hầu, thực quản, phổi, kết tràng, trực tràng. Hoa quả tươi giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa sẽ giúp cho tế bào tránh được tổn thương, giảm tế bào đột biến.
Về thói quen sống: Lối sống thiếu khoa học, các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý… là nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh ung thư. Do đó, nên tạo lập những thói quen tốt để cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe bản thân.