Giáo viên không hạnh phúc khó tạo niềm vui cho lớp học
Cô Nguyễn Minh Ngọc từng là giáo viên Trường THPT Đinh Thiện Lý,ớphọcđồngtruyềncảmhứngcủacôgiáoSàiGòlịch thi đấu cúp quốc gia việt nam TP. HCM. Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Ngọc về giảng dạy tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An) rồi vào lập nghiệp và công tác ở TP.HCM.
Nữ giáo viên có 17 năm trong nghề từng 2 lần đạt giải nhất giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin do Bộ GD-ĐT cùng Microsoft tổ chức.
Năm 2011, cô Minh Ngọc sáng lập dự án "học văn để sống".
Cô Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên Trường THPT Đinh Thiện Lý, TP.HCM |
Với phương pháp này, học sinh học văn không bị đóng khung trong chương trình mà kết nối giữa các môi trường giáo dục là giáo viên – học sinh – phụ huynh – xã hội, hướng học sinh tới những tiêu chí yêu thương – thực học – khôn lớn – trải nghiệm. Từ kiến thức sách vở, học sinh phải ra ngoài xã hội đi thực tế, thực hiện những tác phẩm của chính mình và rút ra được bài học…
Khi chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành, cô Minh Ngọc cùng đồng nghiệp tiếp tục thực hiện dự án "đưa giá trị sống vào lớp học" nhằm lan tỏa những giá trị trong dạy học đến các đồng nghiệp, để họ có thể đưa vào lớp học của mình.
Theo nữ giáo viên, chương trình phổ thông mới định hướng phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh bằng 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi. Về cơ bản, điều này đã giúp giáo viên hình dung sản phẩm giáo dục cần hướng tới, nhưng để thực hiện chương trình, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
“Hiện chương trình mới chỉ dừng lại ở việc mô tả về 5 phẩm chất, 10 năng lực, tức trả lời câu hỏi: như thế nào. Trong khi giáo viên cần trả lời cho các câu hỏi: tại sao? làm thế nào? và đánh giá ra sao?”- cô Ngọc chia sẻ.
Cô Ngọc khẳng định, sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ trước khi bắt đầu chương trình mới rất quan trọng. Không có kĩ năng thì giáo viên không thể hình thành kĩ năng và năng lực cho học sinh. Nếu giáo viên không hạnh phúc với công việc của mình khó tạo nên giá trị và niềm vui cho lớp học.
Nữ giáo viên sáng lập dự án "Học văn để sống" và "Đưa giá trị sống vào lớp học" |
“Chương trình mới phát triển năng lực người học thì trước hết phải bắt đầu với việc bồi dưỡng năng lực giáo viên, nhưng đây không phải câu chuyện một sớm một chiều. Giáo viên không đọc sách, không tìm hiểu thêm về chuyên môn, không sáng tạo, thì không thể giúp học sinh phát triển năng lực, các con tư duy sáng tạo giải quyết các vấn đề”- cô Ngọc cho hay.
Nữ giáo viên khẳng định cần có sự thống nhất giữa học tập, thi cử và sự đồng hành để không gây áp lực cho phụ huynh, và xã hội. Điều này cần sự thay đổi từ cách vận hành hệ thống, cách thực hiện, cách dạy, cách học cho đến cách đánh giá, cách ghi nhận kết quả dạy – học. Nếu không làm như vậy, những áp lực của các kì thi, điểm số, thành tích…sẽ là một gánh nặng vô hình cản trở giáo viên đổi mới lớp học của họ.
Khóa học 0 đồng
“Muốn làm sẽ tìm cách, tôi nghĩ giải pháp khả thi cho tình hình hiện nay là xây dựng cộng đồng giáo viên cùng lan tỏa giá trị sống. Biến một số nội dung lý thuyết của khóa học thành các bài giảng trực tuyến cũng là một cách khắc phục khó khăn về nhân lực, thời gian để nhiều giáo viên có cơ hội tiếp cận với khóa học”- cô Ngọc chia sẻ.
Ban đầu, nhóm chỉ có 3 người. Nhân sự ít, nhóm rất khó khăn cho một kế hoạch tổ chức lớp học cộng đồng dài hơi. Dù vậy nhóm đặt ra tiêu chí “học phí 0 đồng nhưng các khóa học diễn ra chất lượng”.
Bắt tay thực hiện nhóm nhận được sự ủng hộ bất ngờ.
“Số người tham gia luôn là 3++, vì nhiều đồng nghiệp, bạn bè và cả ban giám hiệu và giáo viên các tỉnh thành nơi chúng tôi đến đều đồng hành và hỗ trợ”- cô Ngọc nói và bộc bạch “rất biết ơn sự giúp đỡ trên hành trình lan tỏa khóa học này”.
Đến nay nhóm cô Ngọc đã tổ chức được 8 khóa học đưa giá trị sống vào lớp học. Trong đó, có 6 khóa học ở Hà Nội, 1 khóa học ở Hải Phòng, 1 khóa học ở TP.HCM.
Từ đơn vị lớp học, nhóm cô Ngọc chuyển qua mô hình mở là giáo viên tự nguyện đăng kí, lớp học cộng đồng không thu phí, quy mô lớn hơn. Hai khóa học với quy mô lớn đã tổ chức ở thành phố Đà Lạt và thành phố Vinh với hàng trăm giáo viên tham gia.
Thành quả lớn nhất là niềm vui
Nhớ lại hành trình đưa giá trị sống vào lớp học, cô Ngọc nói, một lần nữa mình đã vượt qua giới hạn của bản thân, bởi kế hoạch mới bắt đầu khởi động vào tháng 10/2020.
Trong quá trình thực hiện, dịch Covid đã gây nhiều cản trở. Nữ giáo viên tiếc nuối khi phải tạm hoãn một lớp ở Hà Nội dù đã sắp xếp xong địa điểm và có hơn 110 giáo viên đăng ký tham gia.
Nữ giáo viên cho biết, kế hoạch trong quý 1 năm 2021 này sẽ thực hiện giải pháp thành lập cộng đồng giáo viên để cùng trao đổi, chia sẻ.
“Thành quả lớn nhất tôi nhận được đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của các đồng nghiệp của tôi tham gia khóa học và cả những cam kết thay đổi lớp học của họ. Những cam kết không đến từ văn bản, giấy tờ mà đến từ nỗ lực vận dụng giá trị sống để thay đổi lớp học. Những thay đổi nhỏ như kết nối nhiều hơn với học sinh, lan tỏa yêu thương nhiều hơn, tổ chức nhiều tiết sinh hoạt lớp ý nghĩa hơn hay đào sâu minh triết hơn trong mỗi bài học..”- cô Ngọc tâm sự.
Minh Anh (ảnh: FBNV)
Khi mời cô học trò vì nghèo mà từ chối trường chuyên về nhà mình ở, cô Hạnh không nghĩ gì nhiều, chỉ làm theo mách bảo của trái tim. Cô nói nhìn các con vui vẻ, yêu thương nhau là điều cô hạnh phúc nhất.