Tỷ phú Jeff Bezos |
TheáchđốilậpcủaSteveJobsvàtỷ lệ kèo 888.como cựu CEO Twitter Dick Costolo, Steve Jobs và Jeff Bezos có cách tiếp cận kinh doanh khác nhau. Costolo nhớ lại cuộc gặp với Bezos khi ông mới lên nắm quyền điều hành Twitter năm 2009, thay thế nhà đồng sáng lập Ev Williams. Nếu cố CEO Apple tin rằng “nói “không” với 1.000 thứ” là chìa khóa của sáng tạo, cựu CEO Amazon lại nghĩ khác.
Trong cuộc gặp với Costolo, Bezos nói ông muốn làm mọi thứ. Ông nổi tiếng vì luôn chấp nhận rủi ro và khẳng định thất bại là một phần quan trọng để xây dựng một công ty thành công. Trong nhiều năm, Amazon có vài lần thất bại, bao gồm điện thoại Fire Phone, dẫn đến thiệt hại 170 triệu USD hay phải đóng cửa 87 cửa hàng và dịch vụ giao hàng nhà hàng năm 2019.
Dù vậy, Bezos cho biết, không ai nên sao chép cách tiếp cận của ông hay Jobs. “Điều mà mọi người cần phải nhớ là có nhiều cách để thành công. Cố đọc vài cuốn sách quản trị hoặc tiểu sử rồi điều hành công ty theo cách đó chỉ tạo ra sự khổ sở cho bạn và những người xung quanh. Hãy là chính bạn, đừng cố điều hành công ty theo cách của người đi trước”, ông nói.
Lời khuyên của Bezos không phải là lời chỉ trích những người tiền nhiệm. Thay vào đó, ông muốn nhắc nhở Costolo nên dẫn dắt nền tảng theo cách riêng. Theo Costolo, tân CEO Twitter Parag Agrawal “sẽ hoàn toàn ổn” nếu làm theo lời khuyên của Bezos.
Bezos là một tấm gương điển hình. Ông là một trong những người giàu nhất thế giới nhờ làm việc theo cách riêng. Năm 1994, ông nghỉ việc tại một ngân hàng để mở cửa hàng sách trực tuyến Amazon. Ngày nay, giá trị thị trường của Amazon vào khoảng 1,49 nghìn tỷ USD. Ông gặt hái thành công nhờ đưa ra nhiều sản phẩm mới như Amazon Prime, máy đọc sách Kindle, mua chuỗi cửa hàng Whole Foods.
“Nếu bạn đưa ra một ý tưởng mà không có rủi ro nào, khả năng là nó đã được thực hiện và thực hiện rất tốt. Vì vậy, bạn phải có một thứ có thể không hoạt động và phải chấp nhận rằng doanh nghiệp của bạn là một thử nghiệm và có thể thất bại”, Bezos nói tại sự kiện re:Mars năm 2019. Với Bezos, rủi ro là cái giá để đến với thành công.
Du Lam (Theo CNBC)
Trước doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của Apple, một nhà phân tích vì nhà sản xuất iPhone như “con tàu chở hàng” băng băng trên đường, không thể ngăn cản.