Tại Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Đề án 41 “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động động thể lực cho trẻ em,Đầutưvàothểlựcsứckhỏecủatrẻlàđầutưrẻnhấtrận bournemouth học sinh, sinh viên” do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều 6/3, các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng kép của tình trạng dinh dưỡng.
Trong khi ở các vùng sâu, vùng xa, bữa ăn của trẻ em còn thiếu về số lượng, mất cân đối về chất lượng thì tại các đô thị, bữa ăn của trẻ còn bất hợp lý khi nhiều đồ ăn năng lượng cao nhưng không có dinh dưỡng. Việc này đã làm gia tăng các bệnh thừa cân, béo phì, đái tháo đường,…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị
PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, giáo dục dinh dưỡng, tạo cho trẻ em lối sống lành mạnh và giáo dục thể chất là rất quan trọng. Việc này có thể thông qua các kênh, thậm chí có thể lồng ghép vào các môn học.
Bà Nhung lấy ví dụ ở Nhật Bản, nhờ chương trình bữa ăn học đường và luật giáo dục dinh dưỡng đã tạo cho trẻ em lối sống năng động, lành mạnh. Người Nhật có thể sống thọ đến 83-86 tuổi cũng là nhờ lối sống này từ nhỏ.
“Hiện Việt Nam đã triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng nhưng ở các vùng khó khăn, khi mức thu chỉ 10-15 nghìn đồng/bữa sẽ rất khó để thực hiện một bữa ăn đủ năng lượng chứ chưa nói đến cân bằng dinh dưỡng”.
Ngoài ra theo bà Nhung, thừa cân, béo phì cũng liên quan đến những thực phẩm không lành mạnh, do đó cần có chính sách cấm tiếp thị, quảng cáo sản phẩm không tốt cho sức khỏe trẻ em ở trong căng tin hay trước cổng trường học.
Đồng tình với điều này, bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải có giải pháp tăng thời lượng hoạt động thể lực cho học sinh.
“Thực tế qua khảo sát cho thấy, chỉ có 19,7% trẻ em hoạt động thể lực đủ 60 phút mỗi ngày. Vì thế, học sinh Việt Nam đang phải đổi mặt với gánh nặng kép là suy dinh dưỡng, béo phì”, bà Nga nói.
Bác sĩ Phạm Thị Quỳnh Nga
Trong khi đó, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho rằng, muốn nâng cao thể lực, tầm vóc của học sinh, sinh viên, trước hết phải tạo điều kiện cho thầy cô và phụ huynh hiểu được thế nào là tăng cường hoạt động thể lực.
“Chúng tôi đã đi thăm nhiều trường nhưng công tác giáo dục thể chất của chúng ta còn quá lạc hậu và khác xa với mong muốn. Nhiều trường cũng dạy bơi nhưng lại sử dụng đồng hồ bấm giây. Thực tế, điều quan trọng khi ngã xuống biển là có thể tồn tại được bao lâu để chờ ứng cứu chứ không phải là việc bơi nhanh bao nhiêu”, ông Tiến dẫn chứng.
Tiếp thu ý kiến của chuyên gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vấn đề về dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với trẻ em là vấn đề mà xã hội luôn quan tâm, bởi không ai muốn con em mình thấp bé, nhẹ cân hay béo phì.
“Qua khảo sát cho thấy, trẻ khỏe mạnh mới có thể khắc phục được nhiều bệnh của thời đại”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Do đó, theo Bộ trưởng, chương trình Giáo dục phổ thông mới tới đây triển khai sẽ nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mĩ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực, sức khỏe.
“Không phải đến giờ chúng ta mới thực hiện đảm bảo dinh dưỡng học đường, rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên nhưng lần này chúng ta làm bài bản. Một năm vừa rồi là bước khảo sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, để năm tới đây sẽ triển khai mô hình điểm về bữa ăn học đường tại từng vùng miền. Sau một năm nữa, những mô hình điểm này sẽ được tổng kết, mô hình nào thành công sẽ nhân rộng”.
Bộ trưởng nhấn mạnh, cần phải thay đổi nhận thức rằng đầu tư vào con người là đầu tư rẻ nhất. “Nếu đất nước phát triển nhưng con người ốm đau, bệnh tật thì sẽ rất tốn kém. Điều quý hơn, những thói quen về dinh dưỡng và rèn luyện tốt nếu được trang bị từ nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt đời”.
Hiện tại, tập đoàn TH đang tập trung hỗ trợ dự án xây dựng mô hình điểm tại các vùng, miền về thực hiện chế độ bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực.
Bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH cho biết, hiện Tập đoàn này đã ký hợp đồng với những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản, kết hợp với những chuyên gia Việt Nam để thí điểm chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng của người Việt Nam.
“Quan trọng là sự đồng lòng và quyết tâm thì mọi việc sẽ đi đến đích, trẻ em sẽ có được chiều cao mong muốn” - Bà Thái Hương chia sẻ.
Đề án 41 đưa ra mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên, giáo viên; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Ít nhất 90% cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định. 100% cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các các quy định về hoạt động thể lực thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa. |
Thúy Nga
- Bức xúc vì bữa ăn của con chỉ có một chút củ cải xào, 4 miếng đậu phụ nhỏ và 5 viên chả cá đông lạnh, nhiều phụ huynh đã “vây” trước cổng trường yêu cầu được đối thoại.