Nếu được định hướng tốt Gen Z sẽ trở thành lớp lao động cống hiến hết mình. Ảnh:VCG Photo. |
Để giúp các doanh nghiệp thích ứng với thế hệ lao động Gen Z, tác giả sách còn cập nhật những kiến thức, xu hướng quản trị nhân sự mới, bằng một tư duy mới.
Theo tác giả, đến năm 2025, Gen Z dự kiến chiếm 25% tổng số người lao động và bộ phận nhân sự bắt đầu tiếp xúc với nguồn nhân lực trẻ này. Một vài khảo sát đã chỉ ra những đặc điểm nổi trội của nguồn nhân lực Gen Z như sau:
Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Những phúc lợi như ngày nghỉ có lương, tư vấn tâm lý và hoạt động cộng đồng đều được Gen Z quan tâm bởi họ thích lối sống lành mạnh và hạnh phúc.
Gen Z nghiêng về sự hoài nghi, thiếu niềm tin. Sự hoài nghi của Gen Z bắt nguồn từ việc họ lớn lên trong thời đại mà thông tin sai lệch tràn lan. Họ mong đợi quá trình giao tiếp minh bạch, nhà lãnh đạo nói chuyện cùng họ với tư cách cá nhân, họ muốn biết chuyện gì đang xảy ra.
Gen Z muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Họ thường thích tham gia những tổ chức có vấn đề lớn mà họ hiểu rõ vai trò của bản thân trong đó.
Gen Z quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Sản xuất và bán lẻ ít hấp dẫn với họ.
Ngoài những đặc điểm như trên, thế hệ Z còn được sinh ra trong thế giới VUCA với 4 đặc điểm nổi trội về: Sự biến động (Volatility), Bất định (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity).
Đại dịch Covid-19 là minh chứng rõ nét của VUCA. Một mặt, VUCA giúp mọi người nhìn nhận rõ hơn về thế giới, về sự bất định và vô thường của con người. Nhưng mặt khác, VUCA cũng làm nổi lên tư tưởng sống hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân, mỗi người chỉ có một cuộc đời, tại sao không sống cho bản thân.
Nếu tư tưởng này được định hướng tốt sẽ tạo ra lớp lao động cống hiến hết mình; nhưng nếu thờ ơ ít quan tâm, lớp lao động này sẽ làm việc cầm chừng, thậm chí nghỉ việc để hưởng thụ cá nhân.
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ hiện nay và trong tương lai, việc tạo ra siêu trí tuệ là điều có thể. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng, không một máy móc nào thay thế được “con người” hoàn toàn khi phải xử lý hàng nghìn tình huống trong các thời điểm khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp theo hướng tiếp cận bị động khi xử lý vấn đề phát sinh trong việc quản lý nhân sự sẽ tiếp tục lùi lại phía sau những doanh nghiệp có hướng tiếp cận chủ động hơn. Bước đầu trong việc tiếp cận chủ động là áp dụng công nghệ như AI cho tự động hóa nhân sự.
Sách Quản trị nhân sự thời Gen Z. Ảnh: M.C. |
Với những thay đổi về văn hóa, xã hội và nguồn nhân lực trên thị trường, quản lý doanh nghiệp phải đương đầu với các bài toán về nhân sự. Nếu chúng ta chỉ coi nhân sự là một bộ phận hỗ trợ thì khó tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp. Do đó, những khái niệm mới, quan điểm mới ngày càng được nhấn mạnh và làm rõ hơn.
Tổ chức Cognizant Center for Future of Work and Future Workplace đã tiến hành khảo sát gần 100 giám đốc nhân sự, CLOs (giám đốc pháp chế) và văn phòng về việc chuyển đổi tài năng và lực lượng lao động nhằm hình dung về vai trò của nhân sự trong vòng 10 năm tới, với những đánh giá và xu hướng kinh tế, chính trị, nhân khẩu học, xã hội, văn hóa, kinh doanh và công nghệ.
Kết quả là có khoảng 60 công việc nhân sự mới. Sau đó, tổ nghiên cứu tiếp tục tạo nên một bảng xếp hạng những tác động công việc nhân sự mới đến tổ chức và thu hẹp danh sách xuống còn 21 công việc nhân sự tương lai.
Trong đó, một số khái niệm nhận được sự quan tâm đặc biệt trong thời gian qua gồm: HRBP (nhân sự - đối tác chiến lược), Wellbeing (hạnh phúc); Talent Acquisition (thu hút tài năng); Mental Health (sức khỏe tâm thần); Coaching (huấn luyện); Employer branding (thương hiệu nhà tuyển dụng); Employee Value Proposition (EVP: định vị giá trị nhân viên): Employee experience (EX: Trải nghiệm nhân viên); CPO (Chief of People - giám đốc con người).
Hiện nay, có hai chức danh đã và đang là xu hướng ở các tập đoàn lớn, tương lai vẫn sẽ được đón nhận ở tất cả các tổ chức dù là lớn hay nhỏ, đó là: HRBP và CPO.
HRBP (Human Resource Business Partner - nhân sự - đối tác chiến lược) vừa là đại diện cho những người lao động, vừa là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với bộ phận khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc, phối kết hợp các bộ phận trong BU (Business Unit - đơn vị kinh doanh chiến lược). Do đó, HRBP phải là người có kiến thức và kỹ năng nhân sự chuyên sâu, đồng thời có hiểu biết về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn doanh nghiệp.
Chức danh CPO (Chief of People) dần thay thế giám đốc nhân sự (giám đốc quản trị nguồn nhân lực). Khi các công ty dần nhận ra tầm quan trọng của nguồn nhân lực, việc chuyển hóa từ khái niệm nguồn nhân lực sang con người sẽ đơn giản hơn. So với giám đốc nhân sự, một giám đốc con người (CPO) cần xác định rõ trọng tâm và mục tiêu tổng thể của cá nhân, đó là việc thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu, những người phù hợp với tổ chức.
Vai trò của CPO là đề xuất và triển khai chiến lược tốt nhất nhằm tìm ra nhân viên đặc biệt và khiến họ hạnh phúc. Mặc dù CPO thường là người cố vấn hoặc tư vấn, nhưng họ cũng có thể được yêu cầu thực hiện các giải pháp.
Công việc của họ bao gồm tối ưu hóa hay lập kế hoạch hoạt động lấy con người làm trung tâm, như thu hút tài năng, quản lý tài năng, quản lý hiệu suất và phát triển chuyên môn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và sự hài lòng của nhân viên.
Gen Z thúc đẩy doanh số bán sách lãng mạnHãy hỏi một cô gái thuộc thế hệ Gen Z xem gần đây cô ấy đọc gì, thì hai cái tên dường như luôn luôn xuất hiện sẽ là Colleen Hoover và Emily Henry. Tác Giả:Nhà cái uy tín ------------------------------------
|