Chàng sinh viên quê Bạc Liêu Trần Quốc Khánh là con út trong gia đình có 2 anh em. Anh trai lớn hơn Khánh đến 14 tuổi. “Anh Hai em trước học ĐH Tôn Đức Thắng. Tốt nghiệp ĐH,ụmẹbánhàngrongđậuĐHYdượcCầnThơvớiđiểkqbd ana anh đi dạy tiếng Anh, nhưng do dịch Covid-19 nên phải ngừng, đến nay công việc cũng chưa ổn định”, Khánh nhỏ nhẹ kể.
Hồi em bước vào lớp 1 thì cha mẹ ly hôn. Người cha dứt áo ra đi không về thăm vợ con một lần. “Mới đây, trên chuyến xe đi Sài Gòn thăm anh Hai, em tình cờ gặp cha, em chào, hỏi thăm sức khỏe thôi ạ…”, Khánh nói.
Mẹ Khánh, bà Nguyễn Hồng Nhẫn một mình nuôi 2 con trai ăn học bằng gánh hàng rong. Với ít nải chuối, vài trái dưa hấu, chục trứng vịt, trứng gà… tiền lời mỗi ngày chỉ hơn 100.000 đồng.
Song, công việc bán hàng rong của bà không phải lúc nào cũng thuận lợi. Trước đây, bà Nhẫn ngồi trong một góc nhỏ ở bến xe Bạc Liêu, nhưng giờ phải chạy hết chỗ này đến chỗ nọ.
Thấy hoàn cảnh của 3 mẹ con, một người thương tình cho bà Nhẫn ngồi bán trước một quán hủ tiếu trên đường Trần Phú.
Gia cảnh khó khăn nên ngoài giờ học, Khánh phụ giúp mẹ bán hàng và chăm lo việc nhà. Nghèo khó là vậy nhưng chưa bao giờ Khánh có ý định bỏ học, với chàng trai này chỉ có học mới hy vọng thoát nghèo và đền đáp cho mẹ. Suốt 12 năm liền, Khánh luôn là học sinh xuất sắc.
“Ba năm phổ thông, em học chuyên tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu. Điểm trung bình 3 năm học là 9,2”, Khánh nói khi được hỏi về kết quả học tập những năm THPT.
Học chuyên Anh nhưng Khánh từng đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh. Chia sẻ về "bí quyết" học tập, Khánh cho biết, giờ học trên lớp, em nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú, nhập tâm luôn bài học. Em luôn thu nạp kiến thức với sự thoải mái, không tạo áp lực cho bản thân.
Thấy mẹ và ông bà ngoại hay đau ốm, Khánh muốn học trường y để chăm sóc người thân. Dược là ngành học mơ ước của nam sinh này.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2022, Khánh đạt tổng điểm 25,65, thuộc nhóm thí sính có điểm cao của Trường ĐH Y dược Cần Thơ.
“Hôm biết tin đậu ĐH, em không biết nên vui hay buồn. Vui vì mình đã đậu vào ngành mình yêu thích, nhưng lo không biết lấy tiền đâu để đóng học phí”, Khánh nhớ lại.
Khánh cho biết, ngành học của em năm ngoái thu học phí hơn 20 triệu đồng/năm, năm nay 41 triệu. “Thấy em cứ nghĩ đến học phí, mẹ động viên em cỡ nào cũng phải cố gắng học. Ngày em nhập học, mẹ phải cầm cố một số đồ đạc trong nhà để góp vào số tiền dành dụm trước đó và tiền nhận từ quỹ học bổng “Vì ngày mai” và được thầy cô hỗ trợ… tổng cộng được 17 triệu đồng để tạm đóng học phí kỳ 1”, Khánh chia sẻ.
Hiện Khánh không dám nói đến tiền vì sợ mẹ lo nghĩ nhiều rồi ảnh hưởng đến sức khỏe. Em đi phụ bán tinh dầu bưởi cho một người quen để có thêm chút tiền tự trang trải phần nào cuộc sống.
Còn mẹ Khánh, từ ngày con nhập học, ngoài bán hàng rong, bà còn lãnh vé số bán thêm để có tiền gửi cho con.
“Thấy mẹ gồng gánh gia đình và lo cho em ăn học, em xót xa, thương mẹ lắm. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học tốt để giành được học bổng".
Thầy Nguyễn Phục Hưng, giảng viên khoa Dược chia sẻ, cảm phục cậu sinh viên nghị lực, thầy đã đăng tin kêu gọi nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ em.
Nữ công nhân trở thành thủ khoa đại họcGác lại giấc mơ của tuổi trẻ, bước vào cuộc sống công nhân vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, sau 1 năm, Lô Thị Nga thi lại và trở thành thủ khoa đại học.