Trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn cuối,ởlạituổty le bong 88 hàng ngàn sinh viên Thủ đô đã rời ghế giảng đường, lên đường ra trận với tâm thế "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phới phới dậy tương lai".
Thả hoa tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ trên sông Thạch Hãn. 35 mùa xuân sau khi non sông đã thu về một mối, những chàng trai, cô gái ngày ấy - những người làm nên huyền thoại "mãi mãi tuổi 20" lại cùng nhau trở về chiến trường xưa, tri ân những người đã khuất…
Lên đường bằng nhiệt huyết tuổi trẻ
Con đường trở về chiến trường xưa đúng vào dịp 35 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những chiến sĩ - sinh viên Hà Nội như rộng mở khi có sự giúp đỡ to lớn từ quỹ "Mãi mãi tuổi 20" và càng ý nghĩa hơn khi họ lên đường với hành trang là niềm tự hào của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Mùa xuân năm nay, Ban Giám đốc quỹ "Mãi mãi tuổi 20" tổ chức chương trình để những chiến sĩ - sinh viên Hà Nội thăm lại chiến trường xưa, nơi liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm và biết bao đồng đội đã chiến đấu bên nhau, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là dịp giúp thế hệ trẻ hôm nay có thêm bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước, không quản gian khó hy sinh của những người đi trước.
Giám đốc quỹ "Mãi mãi tuổi 20" Ngô Quang Năng, một trong những chiến sĩ - sinh viên ngày ấy khẳng định: "Những năm qua, quỹ "Mãi mãi tuổi 20" đã kết nối tổ chức cho nhiều sinh viên - chiến sĩ từng chiến đấu tại chiến trường ác liệt Quảng Trị, Tây Nguyên và tham gia Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có dịp được quay trở lại chiến trường xưa, tri ân với đồng đội cũ. Năm nay, kỷ niệm 35 năm Ngày thống nhất đất nước và nhiều sự kiện lớn… chuyến đi sẽ càng mang nhiều ý nghĩa với sự tham gia của rất nhiều người lính - sinh viên đã tham gia trực tiếp vào chiến dịch Thành cổ Quảng Trị và giải phóng Tây Nguyên…". Theo dự kiến trong hành trình, đoàn sẽ dừng lại thả hoa trên dòng Thạch Hãn, thăm Trạm xá Đặng Thùy Trâm đúng vào Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, dự mít tinh kỷ niệm giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3)…
Vang mãi bài ca ra trận
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, họa sĩ Lê Duy Ứng - người vẽ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng đôi mắt đã hỏng cùng rất nhiều trí thức, nhà báo, nhà văn có tên tuổi hiện nay đều từng là những người lính - sinh viên Hà Nội chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm nào.
Thời gian khắc nghiệt mải miết trôi, điểm lại những gương mặt những người lính xưa, nay đều đã luống tuổi. Dịp hội ngộ xuân này, dẫu không đủ cả nhưng những người vắng mặt vì biết bao lý do vẫn hiện diện trong bao câu chuyện tâm tình, cảm động về tình bạn, tình đồng chí, đồng đội và lòng yêu nước. Cựu chiến binh Lê Xuân Tường tâm sự: Những người lính cũ sắp bước sang tuổi 60 chúng tôi hôm nay vẫn hát mãi các bài hát của ngày ra trận vừa để nhớ bạn, vừa để thấy mình như vẫn còn có ích biết bao trong cuộc đời này. Nếu thời gian có quay trở lại, tôi dám chắc rằng những bạn bè chúng tôi sẽ lại lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Như bao đồng đội khác, nhiều năm nay, người lính này vẫn âm thầm xách ba lô về lại Quảng Trị đi tìm đồng đội. Nghĩa cử này của cựu chiến binh Lê Xuân Tường đã được đền đáp khi năm 2009 vừa qua, ông đã có trong tay thông tin quý báu về nơi yên nghỉ của 20 đồng đội cũ.
Những cựu binh 325, những người lính - sinh viên Hà Nội hào hoa ngày nào giờ ai cũng tóc hoa tiêu. Vẫn giữ mãi vẻ trẻ trung, là lính xe tăng kiệm lời nhưng cựu chiến binh Đỗ Đình Thành như thăng hoa khi nhớ lại những giây phút dẫn đầu Quân đoàn 3 tiến qua Củ Chi vào cửa ngõ Sài Gòn tham gia trận chiến trên cầu Bông. Chiếc xe của Đỗ Đình Thành đi đầu trúng đạn địch, sức ép của đạn cối làm pháo thủ trên xe ngất đi nhưng các anh vẫn giữ vững đội hình chiến đấu quả cảm lao lên phía trước mở lối cho cả đội hình xung trận. Đỗ Đình Thành, Lê Xuân Tường… đều tham ra cuộc hành quân hôm nay với một tâm thế như ngày xưa ra trận. Như những day dứt trong lời ca "Mãi mãi tuổi 20" trở thành huyền thoại hôm nay.
Có một điều ít ai biết, cùng thời điểm ra đời bài hát "Mãi mãi tuổi 20", tác giả Lê Quý Lăng đã dồn tâm sức viết lên bài hát "Nếu tôi không trở lại" dựa theo ý thơ Nguyễn Văn Thạc thay cho tất cả lời tri ân của cả một thế hệ. Lời bài hát có đoạn: Nếu tôi không trở lại, chiều Hồ Tây còn xanh trong mùa thu/Nếu tôi không trở về, hoa bằng lăng còn tím mãi không em... Cung đàn buông tiếng lòng buông trắng/Đêm Trường Sơn tiếng em vọng về!
Cảm động và chân thực biết bao khi được sống hết mình, sống có ý nghĩa.
Theo HNM