Độc giả Hoàng Hưng
Luật sư tư vấn
TheàngSJCtrảlạibằngvàngnhẫncóđượckhônhận định bóng đá anho quy định của pháp luật, đây là đối tượng của hợp đồng vay tài sản mang tính chất dân sự. Hai bên có thể thỏa thuận việc trả nợ để đảm bảo hài hòa lợi ích, duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì áp dụng theo quy định sau:
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, bạn vay 8 lượng vàng SJC thì đến hạn phải trả lại đúng số lượng đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Căn cứ khoản 2 điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, nếu đến hạn mà vì lý do nào đó bạn không có được 8 lượng vàng SJC để trả thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vàng tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Theo tôi, trong trường hợp này bạn cần trình bày rõ với chị họ của bạn về lý do không đủ vàng SJC trả nợ để chị họ biết và cảm thông với bạn; từ đó, hai bên có thể thỏa thuận trả lại bằng vàng nhẫn 9999 hoặc bằng tiền sao cho hài hòa lợi ích giữa các bên.
Lưu ý: Khi vay vàng SJC, các bên cần lập thành hợp đồng, ghi rõ những nội dung chủ yếu như thời hạn trả, trả lại vàng SJC hay tiền, mức lãi suất (nếu có)... để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên và tránh tranh chấp về sau.
Thực tế, nhiều trường hợp cho vay vàng SJC nhưng trong hợp đồng quy định là trả lại bằng tiền tính theo giá trị vàng tại thời điểm cho vay, thì đến hạn bên vay phải trả lại tiền.
Ví dụ: Lúc cho vay vàng SJC giá là 80 triệu đồng/lượng, đến hạn trả giá vàng có lên 85 triệu đồng/lượng hay hạ xuống 75 triệu đồng/lượng thì bên vay cũng phải trả 80 triệu đồng/lượng vàng SJC đã vay vì trong hợp đồng đã quy định rõ điều này.