Bộ TT&TTcho biết,àmạngchuẩnbịđiệnthoạicụcgạchGchokháchhàngcónhucầucơbảchuyển nhượng inter milan để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G, một loạt chính sách đã được đưa ra. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất” chính thức có hiệu lực, bắt buộc các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.
Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển thị trường, công nghệ di động, kết hợp với các mục tiêu quản lý nhà nước và việc thống nhất với các doanh nghiệp di động, ngày 27/9/2022, Bộ TT&TT đã có công văn về định hướng triển khai lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G.
Mục tiêu đặt ra là chậm nhất đến tháng 9/2024 phải hoàn thành việc dừng công nghệ 2G. Đây là thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần số vô tuyến điện, để phù hợp với định hướng quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Tại toạ đàm “Tắt sóng 2G đưa người dân lên môi trường số” do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức sáng ngày 5/12, đại diện các cơ quan quản lý và nhà mạng đã chia sẻ về kế hoạch dừng công nghệ 2G cũng như thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.
Hiện chu kỳ sử dụng của một thiết bị đầu cuối khoảng 3 năm. Kể từ năm 2020, Bộ TT&TT đã ra quy định cấm nhập khẩu máy 2G, các máy nhập vào thị trường Việt Nam hiện nay là theo đường tiểu ngạch.
Như vậy, các máy 2G tại Việt Nam đang ở vào cuối của chu kỳ sử dụng, khi máy hỏng sẽ được người dùng thay thế.
Các nhà mạng đang xây dựng các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone.
Nhà mạng chuẩn bị các dòng điện thoại “cục gạch” 4G giá rẻ chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng chỉ để dùng dịch vụ thoại và nhắn tin để phục vụ cho một lớp khách hàng nhỏ chỉ có nhu cầu này.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, các hãng sản xuất lớn như Nokia hay thương hiệu Việt Nam như Masstel phát triển khá nhiều dòng máy 4G tính năng (feature phone 4G), chưa kể số lượng các dòng máy được nhập khẩu chính thức.
Viettel có phân phối các dòng máy này, cung cấp cho tất cả khách hàng có nhu cầu. Đối với tệp khách hàng dịch chuyển từ 2G lên 4G, Viettel hỗ trợ chi phí mua máy tối đa 50% tùy theo đối tượng.
Điện thoại “cục gạch” 4G mà nhà mạng này đang cung cấp có giá thấp nhất 290.000 đồng, chỉ cao hơn máy 2G không đáng kể (200.000 – 250.000 đồng).
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Ban công nghệ VNPT cho biết thời gian đầu xuất hiện, 4G kỳ vọng mang đến kết nối dữ liệu, chưa hỗ trợ về thoại (voice).
Từ khoảng sau năm 2013, 4G đã hỗ trợ thêm tính năng này. Khi tắt sóng 2G, nếu người dân vẫn duy trì thói quen không sử dụng điện thoại thông minh, chỉ có nhu cầu nghe gọi, họ sẽ gọi qua LTE (VoLTE) trên điện thoại tính năng 4G.
Dù vậy, đại diện VNPT chỉ ra chỉ có số ít trường hợp đặc biệt cần đến điện thoại “cục gạch” 4G. Nếu hướng dẫn người dân sử dụng dữ liệu và tiếp cận dịch vụ trên không gian số để tương tác sẽ tốt hơn nhiều.
Bản thân VNPT sẽ hỗ trợ để đưa toàn bộ khách hàng chuyển đổi từ 2G lên 4G, 5G, thông qua truyền thông, tư vấn, trợ giá và cả gỡ bỏ rào cản về tâm lý.
Đối với MobiFone, do không sản xuất hay làm thương mại thiết bị đầu cuối, nhà mạng này đang kết hợp với các nhà sản xuất, kênh phân phối để đưa ra nhu cầu, cụ thể hóa đầu bài đối với hàng hóa và sản phẩm cho mọi đối tượng.
Ông Lê Mai Sơn, Phó Ban truyền thông MobiFone cho biết, MobiFone kết hợp với các hãng để đưa ra mẫu máy thuận tiện nhất cho khách hàng. Đây là nguyên lý MobiFone đang làm và triển khai với một số dòng chung cơ bản.
Theo chia sẻ của các nhà mạng, một trong những rào cản lớn ngăn mọi người lên 4G là chi phí chuyển đổi thiết bị đầu cuối lớn.
Ngoài ra, còn có các yếu tố như tệp thuê bao 2G sống tại nông thôn, vùng núi khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin thấp, hay yếu tố tâm lý như smartphone khó dùng, 4G phát sinh nhiều chi phí.
Như vậy, điện thoại “cục gạch” 4G là bước đệm để chuyển lên 4G mà không cần lo ngại phải bỏ ra quá nhiều tiền.
Trên thế giới, doanh số dòng điện thoại tính năng 4G cũng có xu hướng tăng. Các hãng viễn thông tại nhiều nước đang phát triển cũng giới thiệu những dòng điện thoại “cục gạch” 4G để giảm bớt rào cản gia nhập 4G.
Chẳng hạn, nhà mạng Reliance Jio đã cung cấp điện thoại 12 USD (290.000 đồng) để người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa chuyển đổi rẻ, dễ dàng từ 2G lên 4G.
Nó là mẫu điện thoại bình dân dành cho những người dùng Internet chỉ cần chức năng cơ bản mà không bị làm phiền vì hằng hà sa số ứng dụng thường gặp trên smartphone.
Với kiểu dáng quen thuộc và kết nối Internet, thiết bị giúp người dân trải nghiệm các dịch vụ quan trọng của Internet như thanh toán số, nội dung... dù màn hình nhỏ có thể hạn chế phần nào trải nghiệm.