Thenhận định bóng đá anho Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ 4, cả nước đã ghi nhận 1.152.926 ca Covid-19. Trong đó, có 1.150.625 ca trong nước (99,8%), 934.444 người đã khỏi bệnh (81%), 24.083 tử vong tại 45 tỉnh, thành phố.
Riêng ngày 24/11, cả nước ghi nhận 11.811 ca mắc mới, trong đó 11.789 ca ghi nhận trong nước (tăng 663 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố.
Số F0 cộng đồng xu hướng gia tăng
Về kết quả giám sát các trường hợp mắc trong cộng đồng, cả nước phát hiện 6.578 ca mắc trong cộng đồng (chiếm 55,8 % tổng số mắc trong ngày), tăng 568 ca so với ngày trước đó.
Bộ Y tế thống kê, trong 7 ngày qua, các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng tăng so với 7 ngày trước đó là TP.HCM tăng 1.193 ca, Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 1.096 ca. Các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng giảm là Tiền Giang giảm 299 ca, An Giang giảm 185 ca và Cà Mau giảm 28 ca.
Trong ngày 24/11, ca cộng đồng tại Hà Nội cũng đạt mức kỷ lục khi ghi nhận 209 ca cộng đồng (tăng 88 ca so với ngày trước đó). Số F0 giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 8.378 ca.
Ảnh: VietNamNet |
Trong ngày, tỉnh Kiên Giang cũng ghi nhận 118 ca cộng đồng (tăng 35 ca so với ngày trước đó). Số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 17.535 ca.
Tỉnh Tiền Giang cũng ghi nhận 14 ca cộng đồng (giảm 13 ca so với ngày trước đó). Số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 24.116 ca.
Tỉnh Hà Nam, trong ngày ghi nhận 5 ca cộng đồng (giảm 5 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 1.394 ca.
TP. Đà Nẵng, trong ngày ghi nhận 47 ca cộng đồng giảm 6 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 5.592 ca.
Bộ Y tế nhận định, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Nguyên nhân do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.
Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.
Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường các biện pháp giám sát dịch bệnh; kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, truy vết nhanh nhất có thể. Sẵn sàng thiết lập các trạm y tế lưu động tại các khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; các địa phương chủ động sẵn sàng nguồn lực, xây dựng các phương án đáp ứng dịch bệnh. Tăng cường giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh
viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe...trên địa bàn; giám sát chặt chẽ người về từ vùng dịch.
Đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện nghiêm 5K; không lơ là, chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ liều vắc xin. Tập trung truyền thông để thống nhất nhận thức và hành động theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Chủ động cung cấp thông tin bảo đảm minh bạch, kịp thời, chính xác; phản bác thông tin sai sự thật.
Chuẩn bị xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thông tin, từ tháng 3/2021 đến ngày 24/11/2021, đã tiếp nhận 135.900.595 liều vắc xin phòng Covid-19, cụ thể:
- Vắc xin AstraZeneca: 47.506.376 liều
- Vắc xin Pfizer và Moderna: 33.326.330 liều
- Vắc xin Sinopharm: 48.700.000 liều
- Vắc xin Abdala: 5.150.000 liều
- Sputnik V: 1.217.889 liều
Trong tổng số 135.900.595 liều đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 93 đợt vắc xin phòng Covid-19 với tổng số 135.151.926 liều. Hiện còn 0,7 triệu liều chưa phân bổ do vắc xin mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin, dự kiến phân bổ trong tuần.
Về kết quả tiêm chủng, đến hết ngày 23/11, cả nước đã tiêm được 113.052.609 liều (tăng 2.027.104 liều so với ngày trước đó), tỷ lệ sử dụng đạt 82% số vắc xin phân bổ 93 đợt; trong đó có 67.930.941 liều mũi 1 và 45.121.668 liều mũi 2.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Bộ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng; tiếp tục chuẩn hóa, liên thông dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; rà soát, thống kê các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi để chuẩn bị xây dựng kế hoạch tiêm mũi 3 với các trường hợp đủ thời gian, ưu tiên người trên 50 tuổi.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 110.827.531 liều, trong đó có 65.825.987 liều mũi 1 và 45.001.543 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 91,0% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vắc xin là 62,2% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 84,2% và 55,4%; miền Trung là 88,3% và 45,1%; Tây Nguyên là 87,3% và 30,8%; miền Nam là 97,6% và 76,8%.
Có 59 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 23 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95%.
Còn 4 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin dưới 70% dân số từ 18 tuổi trở lên là Sơn La (60,8%), Nghệ An (61,1%), Thanh Hóa (64,2%) và Quảng Bình (68,6%). Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.
Hiện đã có 39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 20 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thông tin đã có 26 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Liên quan đến các ca Covid-19 mới nhất, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Ba Đình đã tìm người đến bệnh viện, cửa hàng, và các chợ.