Cùng với mục tiêu đưa kinh tế số chiếm trên 25% GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2025,ếsốsẽchiếmtrênGRDPcủatỉnhVĩnhPhúcvàonăbong da ngay mai tỉnh này cũng kỳ vọng tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt trên 15% (Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn) |
Kinh tế số sẽ đóng góp đáng kể vào GRDP của Vĩnh Phúc
Trong báo cáo tình hình triển khai Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, mục tiêu tổng quát của tỉnh trong thời gian tới là “Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để tạo nền tảng, cơ sở bền vững cho hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số, chú trọng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố tốt nhất của cả nước vào năm 2025; thúc đẩy kinh tế số đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh; đẩy nhanh xã hội số của tỉnh phát triển bền vững”.
Trong đó, về hoàn thiện chính quyền điện tử và phát triển chính quyền số, các mục tiêu cụ thể Vĩnh Phúc đặt ra đến năm 2025 gồm có: hơn 75% hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ; trên 95% tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; trên 75% hệ thống thông tin của tỉnh liên quan đến người dân và doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp; 100% cấp tỉnh, cấp huyện họp thông qua hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc…
Về phát triển kinh tế số, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu củng cố chất lượng doanh nghiệp công nghệ số theo tỷ lệ tối thiểu 1 doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân.
Cùng với đó, đến năm 2025, trên 75% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tham gia vào các giao dịch điện tử trên môi trường mạng; 100% các xã ứng dụng thương mại điện tử phục vụ giao dịch nông, sản phẩm, hàng hóa; kinh tế số chiếm trên 25% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt trên 15%; và năng suất lao động hàng năm tăng trên 11%.
Đối với phát triển xã hội số, các mục tiêu Vĩnh Phúc đề ra đến năm 2025 bao gồm: 100% các thôn được phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G; trên 90% hộ gia đình và 100% xã có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới; trên 50% tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử; Vĩnh Phúc thuộc nhóm 10 tỉnh dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.
Ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh trong quý I/2021
Cũng theo Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc, một trong những nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được Vĩnh Phúc tập trung trong thời gian tới là bảo đảm môi trường chính sách thúc đẩy chuyển đổi số.
Nhận định thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số, thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể, ngày 12/1, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trình dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự kiến, Nghị quyết sẽ được ban hành trong quý I/2021.
Sau khi Nghị quyết trên được ban hành, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh PHúc sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu đề xuất ban hành “Đề án nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc” và một số chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai Nghị quyết và Đề án tại các sở, ngành, địa phương như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về ưu đãi thu nhập cho cán bộ làm về CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...
Đồng thời, Vĩnh Phúc sẽ bám sát 108 chỉ số thành phần, 306 tiêu chí của Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Bộ TT&TT ban hành, để xây dựng chính sách trong năm 2021, xác định rõ tiêu chí mà tỉnh còn yếu, từ đó tập trung nguồn lực, ngân sách cho phát triển và cũng bảo đảm tính đồng bộ, không lãng phí cho giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số cũng sẽ được Vĩnh Phúc chú trọng triển khai trong giai đoạn tới.
Cụ thể, theo Sở TT&TT Vĩnh Phúc, để bảo đảm hạ tầng, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, Sở đã báo cáo UBND tỉnh, đang tham mưu đề xuất một số nội dung như: đầu tư nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung - LGSP tỉnh Vĩnh Phúc; nâng cấp Cổng thông tin 0 giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và các cổng thành phần; xây dựng Trung tâm giám sát an toàn, an ninh không gian mạng SOC; xây dựng Trung tâm điều hành thông minh IOC; Thiết kế xây dựng kho lưu trữ số tập trung và cổng dữ liệu số của tỉnh...
Ngoài ra, tới đây Vĩnh Phúc còn triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khác như: tuyên truyền, đào tạo, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường các hoạt động hợp tác, đổi mới sáng tạo phục vụ chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử; hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp...
M.T
Tại quyết định phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc phiên bản 2.0, UBND tỉnh này đã xác định rõ bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) là thành phần xuyên suốt và thống nhất trong kiến trúc.