Thầy Phạm Văn Vũ (sinh năm 1980,ầygiáovaytiềnxâybểbơidạymiễnphíchohọkết quả tỷ số thụy sĩ trú thôn Công Trình, xã Phúc Do, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) hiện là giáo viên của Trường THCS Quý Lộc (huyện Yên Định).
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê sông nước nên anh có năng khiếu về bơi lội. Lớn lên, anh là vận động viên bơi, rồi theo học sư phạm.
Thầy giáo đang dạy từng kỹ năng bơi cho các em học sinh |
Động lực thôi thúc mau chóng xây dựng bể bơi thêm lớn khi chính gia đình anh có người ra đi vì đuối nước.
Năm 2016, vợ chồng anh quyết tâm vay mượn và dùng toàn bộ số tiền dạy bơi các dịp hè để xây dựng một bể bơi đạt chuẩn tại mảnh đất của nhà, với tổng chi phí lên tới 1,3 tỷ đồng.
“Mặc dù xây dựng từ năm 2016, nhưng do gặp khó khăn về giấy phép nên mãi đến tháng 5/2019 bể bơi của tôi mới được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cấp phép, và là 1 trong 3 bể bơi đạt chuẩn của tỉnh. Đến nay, vợ chồng tôi vẫn còn vay nợ với số tiền hơn 600 triệu đồng”, anh Vũ chia sẻ.
Khởi động trước khi bơi |
Dù còn nợ số tiền lớn như vậy, nhưng 5 tháng qua, kể từ khi bể bơi đi vào hoạt động, anh vẫn tổ chức dạy bơi miễn phí cho hơn 100 học sinh. Hiện, anh cũng đang dạy miễn phí cho gần 20 học sinh của Trường THPT Cẩm Thủy 2 để chuẩn bị cho cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh sắp tới.
Bể bơi của thầy Vũ là 1 trong 3 bể đạt chuẩn của tỉnh Thanh Hóa |
"Nếu là người thực sự kinh doanh dạy bơi để kiếm tiền, với số lượng hơn 100 học sinh như vậy, trung bình mỗi em 800 nghìn đồng/khóa, tính ra đã kiếm được cả trăm triệu đồng", anh Vũ nói.
Chị Nguyễn Thị Thúy, vợ anh Vũ cũng rất ủng hộ quan điểm của chồng. Dù phải vay mượn rất nhiều tiền để xây bể bơi, nhưng chị cảm thấy vui vì chồng đã giúp được cho rất nhiều học sinh biết bơi.
“3 năm ròng rã chạy vạy các thủ tục bể bơi cũng là khoảng thời gian vợ chồng tôi suy sụp, có những lúc tưởng chừng như anh ấy phát điên”, chị Thúy nói.
Là bể bơi đạt chuẩn, vì vậy có rất nhiều đơn vị đến đăng ký tổ chức các cuộc thi bơi.
Những chiếc đệm thầy Vũ mua về tặng cho các trường để phục vụ môn nhảy cao |
Không chỉ dạy bơi miễn phí cho các em học sinh, thầy Vũ còn mua hơn 40 chiếc đệm, tổng giá trị gần 20 triệu đồng để tặng cho các trường học dạy môn nhảy cao.
“Là giáo viên dạy thể dục, tôi hiểu rằng môn nhảy cao phải được trang bị đệm mới đúng quy chuẩn. Tuy nhiên do các trường không có điều kiện kinh phí nên học sinh đang phải nhảy vào hố cát rất nguy hiểm, vì vậy tôi đã mua lại số đệm trên để tặng cho các trường”, thầy Vũ chia sẻ.
Lê Dương
Với tâm nguyện phổ cập bơi cho cộng đồng, lớp học được tổ chức đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần bởi những cô giáo dễ thương và nhiệt tình của CLB thiện nguyện Hoa mặt trời.