(Tiếp theo số báo thứ hai,ếnnghịtăngthêmthờigianchấtvấntạiQuốchộkết quả trận coventry ngày 31-7)
Về việc hạn chế những ý kiến trùng lặp nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội (QH): Hiện nay, tại các kỳ họp, QH tiến hành chất vấn theo cách thức chọn một số nhóm vấn đề quan trọng, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế- xã hội, được đại biểu QH và cử tri quan tâm để đưa ra chất vấn. Việc chất vấn theo nhóm vấn đề đã tạo điều kiện để người hỏi và người trả lời tập trung đối thoại, tranh luận, đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, kỹ năng hỏi và trả lời phụ thuộc nhiều vào năng lực của mỗi cá nhân đại biểu QH và người trả lời chất vấn; việc hỏi và trả lời còn chưa cụ thể, diễn đạt chưa rõ ý, trùng lặp nội dung, chưa đi thẳng vào trọng tâm vấn đề chất vấn. Để khắc phục vấn đề này, chủ tọa phiên họp đã chủ động điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến thực tế, giúp cho việc chất vấn và trả lời chất vấn được ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề, tiết kiệm được thời gian, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn.
Về đề nghị đăng tải văn bản trả lời chất vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng: Việc đăng tải văn bản trả lời chất vấn là rất cần thiết, giúp cho các vị đại biểu QH, cử tri và nhân dân có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện vấn đề đã được đại biểu QH chất vấn. Việc này đã được quy định tại Khoản 4 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, cụ thể là: “…Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu QH đã chất vấn, Ủy ban Thường vụ QH, các Đoàn đại biểu QH và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của QH chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật”. Thời gian qua, các văn bản trả lời chất vấn đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của QH, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.