Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: RT |
Tờ New York Times (Mỹ) cho biết khi công bố thỏa thuận ngày 15/9,ìsaoPhápkhôngbằnglòngvớithỏathuậntàungầmMỹcúp liên đoàn anh Tổng thống Biden nhấn mạnh diễn biến này nhằm củng cố các liên minh khi ưu tiên chiến lược có thay đổi. Tuy nhiên, động thái này đã “động chạm” đến một đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Âu, đó là Pháp.
Pháp vào ngày 16/9 đã thể hiện bất bình về thông tin Mỹ cùng Anh sẽ giúp Australia phát triển tàu ngầm. Theo đó, Australia đã rút khỏi thỏa thuận 66 tỷ USD mua tàu ngầm do Pháp thiết kế. Điều này đồng nghĩa với thất thu cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, nhưng lại là “mẻ lưới lớn” cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu trên đài phát thanh Franceinfo rằng, thỏa thuận tàu ngầm là “quyết định đơn phương, khó đoán định và tàn bạo” của Mỹ. Ông Jean-Yves Le Drian nhận xét: “Điều này không nên xảy ra giữa các đồng minh”. Ông còn so sánh động thái này với chính sách đột ngột và hấp tấp thường thấy dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Nhấn mạnh sự giận dữ của mình, Paris đã hủy một buổi gala dự kiến tổ chức ngày 17/9 tại Đại sứ quán Pháp ở Washington. Đây vốn là sự kiện đánh dấu 240 năm chiến thắng trận chiến trên biển với sự giúp sức của Pháp trong chiến tranh Cách mạng Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho hay nước này không hề được tham vấn về thỏa thuận.
Tờ New York Times dẫn nguồn thạo tin giấu tên cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden không đề cập trước thông tin về thỏa thuận với các lãnh đạo của Pháp bởi rõ ràng là Paris sẽ không hài lòng. Do vậy, chính quyền Tổng thống Biden quyết định để Australia lựa chọn về việc có trao đổi trước với Pháp hay không.
Bà Nicole Bacharan tại Viện Nghiên cứu chính trị Paris dự đoán sẽ có một giai đoạn "rất khó khăn" trong “tình bạn cũ” giữa Paris và Washington.
Tổng thống Biden cam kết khôi phục mối quan hệ với các đồng minh vốn có phần xa rời dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, gần đây căng thẳng lại tái diễn. Pháp đã thất vọng khi Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken không chọn Paris là một trong những điểm đến thuộc chuyến công du đầu tiên của ông này tại châu Âu mặc dù nhà ngoại giao này từng sống ở thủ đô Pháp trong nhiều năm.
Pháp cũng bất bình khi nhà lãnh đạo Mỹ Biden rút binh sĩ khỏi Afghanistan, mà không tham vấn các đồng minh châu Âu vốn đã tham gia nhiều trong các diễn biến ở Afghanistan.
Theo Báo Tin Tức
Chính phủ Pháp đã triệu hồi các đại sứ tại Washington và Canberra về nước tham vấn, viện dẫn lí do về "hành vi không chấp nhận được" của Mỹ, Anh và Australia khiến Pháp bị mất hợp đồng bán tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD.