Hôm nay (22-9),àđọcbáoĐảngCầnnhậnthứcrõvaitròtầmquantrọlịch đá bóng đêm nay được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Báo Bình Dương tổ chức cuộc hội thảo các báo Đảng khu vực miền Đông Nam bộ nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác phát hành báo Đảng, tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 29-KL/TW của Ban Bí thư ngày 25-8- 2012 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/ TW ngày 28-12-1996 của Bộ Chính trị khóa VIII về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng.
Nhà báo Lê Quang (phải), Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Bình Dương đang tổ chức thực hiện nội dung số báo hàng ngày.Ảnh: T.SƠN
Vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng
Trước hết, phải khẳng định rằng, báo và tạp chí của Đảng là phương tiện tuyên truyền, phổ biến kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Báo và tạp chí của Đảng là công cụ hữu hiệu đấu tranh chống lại các quan điểm, nhận thức sai trái, vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch cùng những vấn đề tiêu cực, bức xúc nảy sinh trong thực tiễn đời sống xã hội.
Xuất phát từ nhận thức đó, ngày 28-12-1996, Bộ Chính trị khóa VIII đã có Chỉ thị số 11- CT/TW về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Sau hơn 15 năm thực hiện chỉ thị này, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 29-KL/TW ngày 25-8-2012 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Kết luận nêu rõ: “Báo, tạp chí của Đảng đã trở thành một tài liệu sinh hoạt, tuyên truyền quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao trình độ lý luận chính trị, vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; động viên và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tuy nhiên, cũng theo Kết luận số 29 của Ban Bí thư, sau 15 năm thực hiện, vẫn còn tình trạng một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa quán triệt và triển khai nghiêm túc, đầy đủ Chỉ thị số 11; còn xem nhẹ việc mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng; thậm chí sử dụng kinh phí mua báo, tạp chí sai mục đích; số lượng phát hành báo, tạp chí của Đảng có xu hướng giảm…
Hiện nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xã hội internet, báo điện tử phát triển rất mạnh mẽ… Các thế lực thù địch đang ra sức khai thác và sử dụng mạng xã hội phục vụ cho chiến dịch chống phá cách mạng Việt Nam, thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”. Nhiều kênh thông tin phản động nước ngoài đã được đầu tư kinh phí rất lớn để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, bịa đặt, nói xấu cán bộ lãnh đạo… Trước tình hình đó, nếu Đảng ta không chiếm lĩnh trận địa tư tưởng, nếu báo, tạp chí của Đảng - vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng không được phát hành rộng rãi, kịp thời đến cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở và nhân dân trong xã hội thì rất bất lợi. Chính vì thế, Kết luận số 29 của Ban Bí thư đã yêu cầu: “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng trong tình hình mới; chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ nội dung này. Mỗi tổ chức Đảng và đảng viên cần quan tâm nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, vận dụng và làm những mô hình, điển hình tiên tiến được nêu trên báo, tạp chí của Đảng”.
Cần có thêm những giải pháp phát hành
Kết luận số 29 của Ban Bí thư cũng chỉ rõ việc phải chú trọng nâng cao công tác phát hành báo, tạp chí của Đảng; có giải pháp hữu hiệu để tăng lượng phát hành báo, tạp chí của Đảng. Tuy nhiên, do xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, không chỉ đối với báo Đảng, hệ thống báo in nói chung đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong khâu phát hành. Do đặc thù của báo in có nhược điểm so với mạng báo điện tử là thông tin chậm, phạm vi phát hành hạn hẹp, phải tốn tiền mua báo, nên phần lớn độc giả trẻ đã không còn chọn báo in như trước. Mặt khác, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương là tiếng nói chính thống, luôn phải bảo đảm tôn chỉ, mục đích, không thể chạy theo xu hướng giật gân, “câu khách” nên phần lớn báo chỉ phát hành theo địa chỉ, số lượng phát hành trên sạp báo ngoài xã hội rất thấp.
Thực tế tại Báo Bình Dương, những năm qua, thực hiện Kết luận số 29-KL/TW ngày 25-8-2012 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, Ban Biên tập đã có nhiều cố gắng, sáng tạo các giải pháp thực hiện. Ngoài việc cải tiến nội dung và hình thức, Báo Bình Dương đã nỗ lực trong tổ chức các biện pháp để mở rộng phát hành. Trong đó, việc kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương phát hành miễn phí số thứ bảy 10.000 tờ đến các khu nhà trọ thanh niên công nhân các xã, phường trên địa bàn tỉnh (nguồn kinh phí này được ngân sách tỉnh hỗ trợ). Bên cạnh đó, Ban Biên tập đã trực tiếp đến với lãnh đạo các cơ quan đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để kêu gọi sự đồng hành của doanh nghiệp. Một số đơn vị như Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu TNHH MTV Bình Dương (3/2), Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cổ phần Giày Thái Bình… đã nhiệt tình hưởng ứng. Trong 6 tháng cuối năm 2014, mỗi đơn vị đăng ký mua từ 200 - 500 tờ báo/ngày. Qua đó, số lượng báo phát hành tăng so với trước trên 1.000 tờ/ kỳ. Tuy nhiên, do tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải tiết kiệm chi phí, trong đó có tiết giảm chi phí mua báo, đến năm 2015, các đơn vị nói trên đã lần lượt cắt giảm số lượng và hiện nay chỉ còn mua từ 20 - 50 tờ/ngày… Trước tình hình trên, để tiếp tục duy trì số lượng phát hành báo, Ban Biên tập và đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên phát hành báo đã trực tiếp đến gặp lãnh đạo Đảng ủy, chủ tịch các xã, phường trong tỉnh để vận động các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký mua báo; đồng thời đề ra các chính sách khuyến mãi, nhưng kết quả đạt được cũng rất hạn chế.
Trước những khó khăn, thách thức trong công tác phát hành báo Đảng, thiết nghĩ cần phải tổ chức sơ kết, đánh giá, phân tích rõ những nguyên nhân tồn tại về việc thực hiện Kết luận số 29-KL/TW và Chỉ thị 11-CT/TW để rút kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Hy vọng, tại hội thảo các báo Đảng khu vực miền Đông Nam bộ, các cơ quan báo Đảng sẽ tiếp tục trao đổi, đề xuất những giải pháp để mở rộng phát hành báo Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, để báo Đảng luôn là kênh thông tin chính thống, là vũ khí sắc bén của Đảng trên trận địa tư tưởng.
Hiện nay, nhiều cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cấp xã, phường, cán bộ trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố phần lớn là những người lớn tuổi, có hạn chế đối với báo điện tử, rất cần có tờ báo Đảng hàng ngày để vừa cập nhật thông tin thời sự chính trị - xã hội, vừa làm tư liệu tuyên truyền trong nhân dân nhưng lại không có báo vì không có kinh phí để mua. Đây là nhóm đối tượng cần được Đảng, Nhà nước trang cấp báo ở cơ sở hiện nay.