Kim Ân lớn lên trong một gia đình khó khăn với 3 chị em ở xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ,ữsinhduynhấtđạtđiểmmônLịchsửởQuảkết quả giải bóng đá hàn quốc tỉnh Quảng Nam). Bố Ân đã mất từ khi em còn nhò, còn mẹ em làm nghề nông.
Sống trong gia đình nghèo, Kim Ân sớm nhận thức được việc học là tương lai của bản thân, nên 12 năm học liền em là học sinh giỏi.
Nguyễn Thị Kim Ân - Nữ sinh duy nhất đạt điểm 10 môn Lịch sử ở Quảng Nam |
Năm lớp 10 và lớp 11, nữ sinh này đạt huy chương Đồng trong kỳ thi Olympic Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ môn Lịch sử. Đặc biệt, Ân đã giành giải Nhất tỉnh Quảng Nam và giải Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử vào năm lớp 11.
Kim Ân tâm sự môn mà em yêu thích và ham học nhất là môn Toán, với ước mơ trở thành một chiến sĩ Công an. Nhưng vì thiếu chiều cao, Ân đành từ bỏ ước mơ. Trước khi thi tốt nghiệp THPT năm nay, Ân đã nộp hồ sơ xét tuyển và nhận kết quả đậu vào ngành Kinh tế quốc tế của Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng.
“Biết trước đã được xét tuyển thẳng đại học, nên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay em cũng không bị áp lực”, Ân tâm sự.
Tổng điểm thi THPT năm nay của Ân lần lượt là Toán 7,8, Ngữ văn 9, Lịch sử 10, Địa lý 9, Giáo dục công dân 8,25, Tiếng Anh 6,4.
Chia sẻ về điểm 10 môn Lịch sử, Ân cho biết sau khi thi xong môn này, em chỉ nghĩ mình đạt được 9 điểm.
“Khi biết được điểm thi, em khá buồn với điểm Toán vì không cao như kỳ vọng. Nhưng em rất bất ngờ và vui vì điểm 10 môn Lịch sử, bởi trong 40 câu hỏi em tự tin làm đúng 38 câu, còn 2 câu cuối không được chắc chắn lắm”, Ân bộc bạch.
Kim Ân nhận xét đề Lịch sử năm nay khó hơn năm trước, đặc biệt là 6 câu cuối cùng của đề thi.
“Đề Lịch sử năm nay có 70% lượng kiến thức gần giống so với đề thi thử của Bộ GD-ĐT, các câu còn lại thì khó hơn. Đối với 6 câu cuối (từ câu 34 đến 40), thí sinh muốn lấy điểm phải có lượng kiến thức đủ rộng mới có thể làm được. Tuy nhiên, em chỉ mất khoảng 20 phút để giải hết các câu hỏi, sau đó kiểm tra lại”, Ân nói.
Kim Ân và mẹ |
Về bí quyết học tập, Ân cho rằng học và nắm kiến thức ngay trên lớp là quan trọng nhất. Ngoài ra, muốn giỏi môn Lịch sử cần lên mạng tìm hiểu các sự kiện và giải đề thi của những năm trước.
“Nhiều người bảo với Lịch sử phải “học ngày học đêm” để nhớ các mốc thời gian, nhưng em lại nghĩ khác. Khi học chỉ cần nhớ chuỗi sự kiện chính và đọc hiểu sự kiện đó, như vậy sẽ nhớ lâu các nội dung chính mình đã học. Khi vào phòng thi, em nhớ lại rồi triển khai làm bài”, Ân kể.
Chia sẻ kinh nghiệm với các thí sinh thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Ân cho rằng các bạn nên học và ôn theo ma trận đề thi thử của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, nên làm những câu nâng cao ở đề thi các năm trước và nắm kiến thức chính môn Lịch sử lớp 11.
Chị Nguyễn Thị Thu Ba (mẹ của Ân) cho biết rất vui khi con gái đạt điểm cao.
“Khi biết được con gái có kết quả thi THPT cao, tôi đã ôm nó khóc vì quá tự hào. Nhà tôi không khá giả gì, bố Ân mất sớm, một mình tôi phải nuôi 3 con ăn học nên tôi chỉ mong con học thành tài, có nghề nghiệp ổn định để phụ giúp tôi nuôi 2 đứa em”, chị Ba tâm sự.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, cả nước có 553.987 thí sinh thi môn Lịch sử, trong đó điểm trung bình là 5,19 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 4,5 điểm. Có 111 thí sinh bị điểm liệt và 260.074 thí sinh đạt điểm dưới trung bình. Có 371 thí sinh đạt điểm 10. |
Lê Bằng
Tự nhận mình từng là một cậu học sinh ham chơi và lười biếng, nhưng sau 3 năm miệt mài học tập, nam sinh ở Bình Dương đã “lột xác”, trở thành một trong 4 thủ khoa khối B toàn quốc.