Thiệt hại nặng sau trận lũ quét năm 2021,ôngtyNhậtBảntíchhợpAIvàohệthốngcảnhbáosớmthảmhoạthiênnhiêwolfsburg – frankfurt một nhà máy điện tử tại khu công nghiệp Bangpoo của Thái Lan đã đăng ký dịch vụ thử nghiệm dự báo thời tiết từ Weathernews, công ty dự báo thời tiết hàng đầu Nhật Bản, cho phép cập nhật sự thay đổi đột ngột của thời tiết quanh khu vực trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Khác với Cục Khí tượng Thuỷ văn Thái Lan thường chỉ đưa ra dự báo hàng ngày theo khu vực, Weathernews sử dụng AI thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực để đưa ra các dự báo cụ thể. Ứng dụng này có khả năng cảnh báo khách hàng về các trận động đất và lũ lụt có thể xảy ra, từ đó cho họ thêm thời gian để dựng rào chắn hoặc di chuyển trang thiết bị từ đó giảm bớt thiệt hại.
Weathernews cũng làm việc với nhà chức trách địa phương để thiết lập các radar với kỳ vọng đạt được độ chính xác tương tự như hệ thống đang sử dụng tại Nhật Bản.
Công ty có kế hoạch ra mắt đầy đủ dịch vụ dự báo tích hợp AI tại Thái Lan vào đầu tháng 3, và Việt Nam vào đầu tháng 6. Weathernews cho biết, họ sẽ là công ty đầu tiên tự cung cấp dịch vụ và trang thiết bị dạng này tại châu Á.
Khách hàng nước ngoài của công ty này phần lớn là các công ty vận tải hậu cần như hãng điều hành bay hay tàu biển. Công ty Nhật đặt mục tiêu thu hút 500 khách hàng gồm công ty điện tử cũng như nhà sản xuất liên quan đến xe hơi, để tăng thêm doanh thu hàng năm khoảng 3 tỷ Yen (22,6 triệu USD) tại thị trường Thái Lan và Việt Nam.
Chậm ứng dụng công nghệ trong quản lý thiên tai, kết hợp với mật độ dân số đông, khiến các nước châu Á đặc biệt nhạy cảm với thảm hoạ thiên nhiên. Theo Ngân hàng phát triển châu Á, khu vực này chiếm tới 76% nạn nhân thảm hoạ tự nhiên và 25% thiệt hại về tài chính gây ra bởi thiên tai toàn cầu trong giai đoạn 2010 - 2020.
Riêng trong năm 2021, các cơn bão và lũ lụt đã gây thiệt hại cho khu vực này 35,6 triệu USD. Trong đó, Tổ chức WorldRiskIndex xếp hạng Philippines là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi các nước châu Á còn lại cũng được xếp vào diện nguy cơ rất cao.
Ngoài Weathernews, nhiều startup cũng đang chạy đua tích hợp AI vào dịch vụ cảnh báo thời tiết theo thời gian thực.
Atmo, startup trụ sở California ký thoả thuận với chính phủ Indonesia xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét và lốc xoáy, cũng như đang đàm phán với nhà chức trách các nước láng giềng.
Trong khi đó, công ty Spectee của Nhật Bản có kế hoạch sử dụng AI trong phân tích hình ảnh và bình luận trên mạng xã hội để lập bản đồ thảm hoạ thiên nhiên tại Philippines. Công ty đã nghiên cứu tính khả thi của kế hoạch vào năm ngoái và sẽ thiết lập đơn vị địa phương sau khi tìm được đối tác thích hợp. Spectee, thành lập năm 2011, đang cung cấp dịch vụ cho hơn 700 khách hàng tại Nhật Bản gồm cả công ty và chính quyền địa phương.
“Châu Á đang tụt lại phía sau trong xây dựng hệ thống thông tin thiên tai, do đó đây là cơ hội lớn cho các dịch vụ dựa trên đám mây”, Satoshi Negoro, giám đốc điều hành Spectee nói.
Ninecosmos, công ty của Trung Quốc đã sử dụng AI trong tư vấn công ty vận tải hàng hoá, gồm cả COSCO Shipping, các tuyến đường tối ưu dựa trên điều kiện thời tiết. Công ty này cũng đã phát triển dịch vụ dự báo ô nhiễm không khí.
Thế Vinh(theo NikkeiAsia)