Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay,ôngứngdụngCNTTkhótránhthấtthoátbảohiểmytếkqbd số chiều ngày 23/1/2017, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo kết quả triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Được thiết lập và chính thức hoạt động từ cuối tháng 6/2016, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận gần 70 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán với số tiền gần 37.000 tỷ đồng; kết nối liên thông trong giám định, thanh toán BHYT với 12.000 cơ sở y tế trên toàn quốc.
Kết quả quan trọng hơn là phần mềm giám định đã thống kê các trường hợp sử dụng thẻ BHYT khám nhiều nơi trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng tại các cơ sở khám chữa bệnh; nhiều hồ sơ đề nghị thanh toán trùng thời gian, trùng lắp chi phí.
Trong thời gian 3 tháng của quý IV/2016, có 100 trường hợp khám trên 50 lần, cá biệt có trường hợp khám 140 lần; 1 hồ sơ đề nghị thanh toán 2 lần với tổng chi phí trên 491 triệu đồng; giám định trên phần mềm tự động từ chối 75% số hồ sơ với chi phí là 9.426 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc liên thông dữ liệu từ các cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên. Đa số đơn vị không thực hiện việc chuyển dữ liệu ngay khi người bệnh ra viện để quản lý thông tuyến, tỷ lệ dữ liệu gửi trong ngày ra viện trong năm 2016 chỉ đạt dưới 30%, trong 15 ngày đầu tháng 1/2017 đạt 49% nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thông tuyến, gây khó khăn trong việc kiểm soát lạm dụng thẻ BHYT.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc kết nối được hơn 12.000 cơ sở y tế là sự kiện cực kỳ quan trọng, đánh dấu bước thay đổi căn bản quản lý của ngành bảo hiểm, của BHYT.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Hiện có khoảng 23.000 loại thuốc, trên 16.000 dịch vụ y tế được BHYT thanh toán với trên 70 triệu người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh hàng năm, nếu chúng ta không ứng dụng CNTT thì khó tránh khỏi thất thoát. Đây là việc khó khăn không chỉ về thói quen, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của một số người luôn muốn mọi thứ mập mờ để trục lợi”.
Thực tế, BHXH Việt Nam mới đi kiểm tra kỹ thuật liên quan đến thanh toán BHYT ở một tỉnh đã xuất toán hơn 200 tỷ đồng trong khi tiền thuê dịch vụ CNTT cho toàn bộ hệ thống giám định BHYT qua mạng một năm hết 150 tỷ đồng. Cá biệt có một phòng khám tư nhân vào xuất toán hơn 100 tỷ đồng.
“Nếu số tiền bị thất thoát đó được sử dụng cho người dân, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu thì tốt biết bao nhiêu”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.