Hoa thơm tay bélà tập thơ thứ hai dành cho thiếu nhi của nhà thơ Hoa Mai. Chị đã có nhiều tác phẩm thơ và văn xuôi dành cho người lớn nhưng lấy cảm hứng ban đầu từ những đứa cháu trong nhà,ậpthơđẹpdànhchothiếunhiđónTếtỷ lệ kèo kèo nhà cái chị đã dành một vị trí trong hành trình văn chương của mình cho độc giả nhí.
Hoa thơm tay bétập trung nhiều bài thơ về đời sống, thiên nhiên, những điều trẻ nhỏ quan tâm. Bức tranh Trung thu xứ Nghệ được nhà thơ vẽ với nhiều cảnh sắc dịu dàng. Khung cảnh càng đẹp thì nỗi nhớ của ngoại nơi quê nhà dành cho những đứa cháu nhỏ ở xa lại càng đầy lên:
“Trung thu sắp trở lại
Trăng ở quê đã tròn
Ngoại cứ nhớ các con
Mỗi ngày thêm một ít.
Ngắm trăng quê thật thích
Cả bầu trời cao cao
Cây cúi đầu nhường chỗ
Cho gió tung tăng vào
Kìa đàn bò dưới bãi
Mập tròn như trái sim
Gió chỉ thổi lim dim
Vì thương mùi ngô nếp.
Nước sông quê chảy miết
Diều chao liệng cùng mây
Đáy nước lưu ảnh này
Giá có hai con nhỉ?”
Nỗi nhớ tựa một tiếng thở dài nuối tiếc: “Giá có hai con nhỉ?” - câu thơ mộc mạc như câu nói trong đời thường nhưng lại chất chứa bao nỗi niềm nhung nhớ của ngoại trong đó.
Sáng tác cho thiếu nhi chưa lâu (tập đầu tiênKhoảng trời của ngoạiđược viết trong mùa dịch) nhưng ở tập sách thơ thứ hai, nhà thơ Hoa Mai cho thấy sự tiến bộ, vững vàng.
Trong thơ của chị, thế giới được nhìn qua lăng kính trẻ thơ, hồn nhiên, tươi mới và ấm áp. Ở đó, không chỉ có tình bạn giữa người và người, còn có tình bạn với con gà con vịt, những cái cây, trăng, mây… Chị khá chú ý trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để từng cái cây, con, thiên nhiên cũng mang hồn tính con người và gắn kết yêu thương hơn với trẻ nhỏ.
Bên cạnh việc chú trọng về nghệ thuật, tình cảm chân thành là chất keo níu độc giả xích gần, đồng cảm với tập thơ của Hoa Mai.
Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn TPHCM, nhà thơ Lê Minh Quốc nhận xét: “Thơ viết cho thiếu nhi theo tôi, bao giờ cũng là một thử thách cho chính người cầm bút. Bởi lẽ dễ rơi vào trường hợp, hoặc nhìn/cảm nhận qua lăng kính của người lớn; hoặc 'cưa sừng làm nghé', cả hai đều có những bất cập. Có phải cách tốt nhất vẫn là lúc ta rũ bỏ đi cái tôi đã hiện hữu lâu nay trong mạch cảm hứng để "dọn lòng" hòa nhập vào thế giới hồn nhiên, vô tư của con trẻ?
Nói cách khác, chúng ta vừa hòa nhập vừa quan sát mới ít nhiều thể hiện được tính cách, tâm thế của các em? Có những câu hỏi đặt ra như làm thế nào để có tác phẩm hay viết cho thiếu nhi kéo theo rất nhiều hội thảo tranh luận, trình bày quan điểm… Nhưng rồi, câu trả lời có thể tìm từ đâu? Tôi mạo muội nghĩ rằng, chỉ có thể tìm được từ chính mình, từ đối tượng truyền cảm hứng. Với nhà thơ Hoa Mai là từ “nhân vật” có thật trong mái ấm của mình. Cách trả lời hay nhất vẫn là cứ viết - viết từ cảm xúc chân thành của lòng mình”.
Nhà thơ Hoa Mai quê ở Nam Đàn, Nghệ An, hiện sống tại TPHCM. Đam mê văn chương ở tuổi hưu, sau gần 5 năm chị đã có 11 đầu sách: Người trong giấc mơ(tiểu thuyết), Người đàn bà cưới nỗi buồn(thơ),Khoảng trời của ngoại(thơ thiếu nhi), Quán trọ trần gian(tập truyện ngắn), Duyên(tùy bút), Vọng thiên hà(thơ), Cát(thơ), Trên đôi cánh thời gian(tản văn), Hoa thơm tay bé(thơ thiếu nhi)…
Chị được nhiều bạn bè yêu quý không chỉ vì sự hết mình với sáng tạo, mộc mạc, nhiệt tình đậm chất Nghệ mà còn bởi sự lăn xả trong các hoạt động thiện nguyện. Với tập thơ Hoa thơm tay bé, chị bán được 20 triệu đồng trong hai ngày đầu và tặng ngay cho mái ấm Chư Sê (Gia Lai).
“Khi viết cho thiếu nhi, tôi đặt mình trong cảm quan, nhận thức của chúng, hóa mình thành con trẻ, dùng tâm hồn, cách quan sát và ngôn ngữ của trẻ để viết. Đó chỉ là bản năng từ lòng yêu trẻ mà ra chứ tôi không chủ ý vận dụng nghệ thuật trước cảm xúc”, nhà thơ Hoa Mai bộc bạch.
Những cuốn sách ý nghĩa mùa Trung thu cho thiếu nhiNhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.