Một người đàn ông 68 tuổi vừa được phẫu thuật thành công lấy huyết khối gây sưng đau nghiêm trọng ở chân. Bác sĩ Liu Yin-Tso,ườiđànôngphảimổcấpcứusuýtmấtchânvìthóiquenphổbiếkèo bóng đá thế giới Bệnh viện Đại học Châu Á, cho biết nam bệnh nhân thừa cân và có thói quen hút thuốc. Ông hiếm khi ra ngoài tập thể dục vào ngày nghỉ, thường ngồi trong văn phòng suốt một thời gian dài.
Vài năm trước, bệnh nhân đã đi khám vì sưng chân kèm theo đau nhức rõ rệt. Người đàn ông này kể: "Tôi không có sức để đi bộ và chân tôi cảm thấy yếu khi leo cầu thang”. Theo Aboluowang, bác sĩ chẩn đoán người này có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân.
Bởi vậy, nam bệnh nhân phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng trên. Khi thấy các triệu chứng suy giảm, ông đã tự ý ngừng uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này, ông vẫn lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
Cuối tháng trước, khi ông chuẩn bị ra nước ngoài công tác, chân phải đột nhiên tê, đau, sưng gây khó khăn khi đi lại. Ông đã lái xe đến phòng cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện tĩnh mạch đùi của bệnh nhân gần như tắc nghẽn hoàn toàn do tình trạng huyết khối nghiêm trọng, nguy cơ cắt cụt chân.
Bệnh viện đề nghị ông phẫu thuật hút bỏ cục máu đông bằng ống thông. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã bình phục.
Bác sĩ Liu Yin-Tso cho biết huyết khối tĩnh mạch sâu là tắc nghẽn tĩnh mạch sâu do cục máu đông, phổ biến nhất ở chi dưới (chân). Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi đi máy bay vì mọi người phải ngồi trên ghế chật hẹp, không thể di chuyển suốt nhiều giờ, vì vậy tình trạng trên còn được gọi là "hội chứng hạng vé phổ thông".
Khi cục máu đông tích tụ, các dấu hiệu bên ngoài bao gồm sưng và đau chân thường xuất hiện. Trong những trường hợp nặng, huyết khối có thể gây sưng mô và hoại tử, thậm chí nguy cơ phải cắt cụt chi. Nếu cục máu đông trôi vào phổi có khả năng gây ra cơn đột tử do thuyên tắc phổi.
Bác sĩ nhắc nhở chìa khóa quan trọng nhất để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu và thiết lập thói quen tập thể dục. Nếu máu hồi lưu kém ở chi dưới, bạn có thể cân nhắc việc đi tất y khoa.
Ngồi nhiều và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài gây ra nguy cơ tích tụ cục máu đông ở chân, ngồi nhiều cũng dễ dẫn tới suy tĩnh mạch do hạn chế máu chảy xuống chân.
Một số tác động khác của thói quen xấu trên bao gồm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp bất ổn, đột quỵ, tổn thương tim. Theo một nghiên cứu, những lái xe hay phải ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi nhóm người hay phải đi lại dù chế độ ăn tương tự nhau.