- Tôi năm nay 36 tuổi,ôngmuốnchathừakếtàisảncủamìbdkq laliga độc thân. Dù trong khai sinh của tôi vẫn ghi họ tên cha nhưng tôi lại không hề biết mặt, người đó không có nuôi tôi hay hỗ trợ mẹ tôi bất cứ gì kể từ khi tôi sinh ra, cũng không thừa nhận tôi là con.
Làm thế nào để nhận trợ cấp thất nghiệp?
Chồng được hưởng 5 ngày nghỉ khi vợ sinh con
Vậy trong trường hợp hợp tôi mất đột ngột trước ông ấy mà không có di chúc thì tài sản của tôi có phải chia phần cho ông ấy không? Hay con cái riêng của ông ấy là cùng cha khác mẹ với tôi? Tôi muốn lập di chúc thừa kế bí mật, trong trường hợp tôi mất đột ngột thì người thân của tôi dựa vào di chúc mà thực hiện để không xảy ra tranh chấp. Theo đó, toàn bộ tài sản tôi làm ra sẽ để lại cho mẹ tôi, nếu sau này bà mất thì chia cho các cháu con của hai em gái cùng mẹ khác cha với tôi theo phần mà tôi định sẵn, như vậy có được không thưa luật sư?
Ảnh minh họa |
Tại điểm b khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
..
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”
Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây là nghĩa vụ theo pháp luật chứ không đơn thuần là nghĩa vụ theo đạo đức xã hội. Hiện nay pháp luật vẫn chưa có một quy định cụ thể nào hướng dẫn rõ vấn đề vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Tuy nhiên, tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Trường hợp của bạn, cha của bạn đã từ chối không nhận bạn là con, không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nào đối với bạn kể từ khi bạn sinh ra, cũng không thực hiện việc cấp dưỡng để hỗ trợ mẹ bạn nuôi con. Điều đó cho thấy, cha của bạn không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng cả về mặt pháp luật lẫn đạo đức xã hội. Những hành vi này có thể xem là vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Nếu bạn chết mà không để lại di chúc thì di sản của bạn sẽ được chia thừa kế theo trình tự pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, di sản của bạn sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ sẽ được chia đều cho mẹ bạn và cha bạn.
Về việc bạn làm di chúc thì đó là sự thể hiện ý chí cá nhân của bạn, bạn có quyền định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình sẽ chuyển cho bất kỳ người nào sau khi chết. Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
……
Quy định trên một mặt pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản, mặt khác hạn chế quyền định đoạt của người này để bảo vệ quyền được hưởng thừa kế cho một số đối tượng mà khi còn sống họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc.
Khi bạn lập di chúc phải tuân thủ đúng qui định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc đó mới hợp pháp.
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Tư vấn bởi Luật sư Trương Trọng Thuận, Tân Bình TpHCM, SĐT: 0945202001, là Luật sư của Cộng đồng luật sư IURA
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chồng tôi mất đi để lại khối tài sản khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi tôi định chia cho các con của mình thì gặp phải sự phản kháng từ phía nhà chồng và chính các con.