- Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh,áctinnhắnráchếtthờitunghoàkết quả cúp c2 c3 việc thực hiện nghiêm Nghị định số 49/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành sẽ giúp siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước, góp phần hạn chế tình trạng SIM kích hoạt sẵn (SIM rác) và tin nhắn rác, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ trưởng Phan Tâm chủ trì Hội nghị triển khai Nghị định 49/2017/NĐ-CP diễn ra ngày 16/5. |
Ngày 24/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Tại Hội nghị triển khai Nghị định 49/2017/NĐ-CP diễn ra tại Hà Nội sáng 16/5, bà Lê Thị Ngọc Mơ, Cục phó Cục Viễn thông cho biết, nghị định ra đời dựa trên các yêu cầu cấp thiết của thực tế. Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến giữa năm 2016, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt hơn 120 triệu, trong đó hầu hết là thuê bao di động trả trước (chiếm hơn 95%). Về cơ bản, pháp luật hiện hành về viễn thông (Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao trả trước) đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ về việc quản lý thông tin thuê bao di động trả trước, nhưng kết quả triển khai chưa được như mong muốn.
Giải quyết bất cập của hệ thống phân phối SIM
Theo đại diện Cục Viễn thông, tình trạng SIM kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng (SIM rác, SIM ảo) vẫn phổ biến do sự bất cập của hệ thống phân phối SIM tồn tại riêng rẽ với hệ thống đăng ký thông tin thuê bao; mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về đăng ký và quản lý thuê bao di động trả trước còn quá nhẹ, trong khi một số quy định hiện hành chưa phù hợp, ví dụ như quy định về giới hạn số SIM thuộc sở hữu của mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, thiếu điểm đăng ký lưu động,.... Thống kê của Bộ Công an cho thấy, tới giữa năm ngoái, số thuê bao di động trả trước có thông tin không chính xác hiện chiếm một tỉ lệ rất lớn, ước tính lên tới 80 triệu thuê bao.
Trong bối cảnh đó, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP (Nghị định 49) được ban hành với mục đích sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý thuê bao di động nhằm khắc phục các kẽ hở pháp lý, tăng tính hiệu quả và khả thi trong công tác quản lý thông tin thuê bao. Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, nghị định có một số điểm mới, quan trọng, trong đó có quy định thống nhất thống nhất điểm bán SIM và đăng ký TTTB. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sẽ chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (điểm CCDVVT) do doanh nghiệp thiết lập hoặc ký hợp đồng ủy quyền (không còn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp ủy quyền cho các hộ kinh doanh). SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm CCDVVT.
Ngoài ra, với mỗi mạng viễn thông di động, cá nhân cần xuất trình giấy tờ và ký xác nhận thông tin thuê bao đối với 3 số thuê bao di động trả trước đầu tiên, từ số thuê bao di động trả trước thứ 4 trở đi, cần ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông. Đối với tổ chức, phải cung cấp đầy đủ thông tin của mỗi cá nhân sử dụng từng số thuê bao mà tổ chức đăng ký.
Doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy quyền cũng như tính chính xác, đầy đủ của thông tin thuê bao. Người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng số thuê bao đã được cung cấp, thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với doanh nghiệp viễn thông theo đúng các quy định của pháp luật khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao.
Tăng nặng mức xử phạt
Một điểm quan trọng khác của Nghị định 49 là đưa các mức xử phạt nặng cho các hành vi vi phạm với từng chủ thể (doanh nghiệp viễn thông di động, điểm CCDVVT, chủ thuê bao viễn thông di động), đặc biệt là hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao không đúng quy định. Theo ông Đỗ Hữu Trí, Phó chánh Thanh tra Bộ TT&TT, Nghị định 49 đã chỉ rõ đối tượng vi phạm. Trong 36 hành vi quy định xử phạt thì 27 hành vi chỉ rõ đối tượng bị xử phạt là doanh nghiệp V
iễn thông di động, với 2 hành vi phạt người đại diện theo pháp luật. Các mức phạt được điều chỉnh linh hoạt, tăng theo số lượng vi phạm và có thể tối đa đến 200 triệu đồng tiền đối với mỗi hành vi vi phạm, chứ không cố định mức phạt hầu hết các nghị định khác.
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp viễn thông di động đều cam kết sẽ thực hiện nghiêm Nghị định 49, thông qua việc chủ động, gấp rút triển khai và cải tổ hệ thống quản lý thông tin thuê bao, lên phương án thực hiện cụ thể các quy định mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là những nhà mạng nhỏ, cũng nêu ra một số khó khăn có thể gặp phải trong quá trình này, ví dụ như vốn đầu tư, việc thiết lập các điểm CCDVVT theo quy định mới..., đồng thời đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ hoạt động truyền thông sau rộng hơn tới tận xã, phường, từng người dân.
Đại diện Sở TT&TT của các tỉnh cũng có nhiều chia sẻ tại hội nghị về các vấn đề liên quan đến những việc xử lý sai phạm trong đăng ký thông tin thuê bao tại địa phương. Trong đó, đại diện Sở TT&TT Thái Bình kiến nghị các doanh nghiệp khi triển khai kế hoạch liên quan đến Nghị định 49 tại địa phương sẽ thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đó biết, nắm được nội dung cần thanh tra, kiểm tra.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ, nhất là Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ cũng như các Sở TT&TT các tỉnh, các doanh nghiệp viễn thông di động trong việc đưa nghị định của Chính phủ vào cuộc sống. Thứ trưởng nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp tới người dân phải nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi trong việc thực hiện đúng quản lý thông tin thuê bao di động, tránh vì lợi ích trước mặt mà xâm phạm lợi ích lâu dài của cộng đồng, xã hội. Việc có một cơ sở dữ liệu TTTB chính xác có ý nghĩa lớn đối với an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích của người dùng và tạo lập môi trường viễn thông thông tin an toàn. Kết quả tích cực từ quá trình thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối thời gian qua cho thấy, nếu quyết tâm, tất cả chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn thách thức để hoàn thành mục tiêu đề ra".
Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động phải bắt tay ngay vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, chú trọng ứng dụng CNTT, tự động hóa trong việc cập nhật, rà soát lại thông tin thuê bao; thường xuyên tập huấn cho các nhân viên giao dịch tại các điểm CCDVVT cũng như sớm lên kế hoạch cụ thể về việc đăng ký lại TTTB, cung cấp TTTB cho CSDL của Cục Viễn thông định kỳ theo tháng, theo quý. Trong tháng 5/2017, các doanh nghiệp cần phải có báo cáo cụ thể về kế hoạch thực hiện với Bộ TT&TT.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng đề nghị các doanh nghiệp cùng các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các quy định của Nghị định 49 tới mọi người dân để tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường sự giám sát, phối hợp và tính hiệu quả triển khai giữa các đơn vị liên quan.
Tuấn Anh