TheÔngTrumpđốinhauchanchátvớiđốithủvềcáchdậket qua ngoai hang anh hom nayo NY Times, cựu Phó tổng thống Joe Biden đề xuất vận dụng các quyền rộng lớn của chính phủ liên bang để tăng cường xét nghiệm virus corona, với một hội đồng tư nhân giám sát việc sản xuất và phân phối xét nghiệm, các cơ quan quản lý an toàn thực thi xét nghiệm tại nơi làm việc và ít nhất 100.000 người tham gia truy dấu những trường hợp nhiễm virus.
Kế hoạch của ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ này trái ngược hoàn toàn với chiến lược để - nó - cho - các bang của Tổng thống Trump, được nêu chi tiết trong một tài liệu 81 trang mới công bố. Sự trái ngược đó đặt ra cho cử tri Mỹ một lựa chọn trong cuộc bỏ phiếu tháng 11 tới, về vai trò họ muốn Washington đảm đương trong cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ này.
Với hơn 100.000 người tử vong vì Covid-19 và hơn 1,7 triệu người nhiễm bệnh ở Mỹ, xét nghiệm đang nổi lên như một chủ đề tranh cử chủ chốt tại nước này. Các cuộc thăm dò cho thấy, hầu hết người dân Mỹ muốn tiếp cận tốt hơn với xét nghiệm và họ tin rằng đó là công việc của chính phủ liên bang.
Cũng như ông Biden, nhiều thành viên khác của đảng Dân chủ cũng tận dụng chủ đề trên để chứng minh ông Trump hành động kém hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch.
Tại Michigan, Thượng nghị sĩ Gary Peters - một thành viên đảng Dân chủ - tuyên bố trong một quảng cáo truyền hình rằng "nơi làm việc của chúng ta cần phải an toàn" và "điều đó có nghĩa là phải có thêm xét nghiệm". Tại Maine, ứng viên Dân chủ Sara Gideon đang cố đánh bại Thượng nghị sĩ Susan Collions khi cho rằng "chính phủ liên bang cần mở rộng xét nghiệm, vốn là điều then chốt để giữ cho chúng ta an toàn".
Còn ở Washington, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tổ chức một cuộc họp báo hôm 26/5 để công kích chính quyền Trump. "Ngài Tổng thống, hãy nhận trách nhiệm. Đó là những gì tổng thống của nước Mỹ phải làm".
Ông Joe Biden (trái) và Tổng thống Donald Trump |
Ngoài những khẩu hiệu và kêu gọi về một chiến lược xét nghiệm trên toàn quốc, kế hoạch của ứng viên Biden còn bắt đầu đưa ra những gì mà một chiến lược như vậy cần làm.
Vị cựu Phó tổng thống Mỹ đề xuất thành lập "Hội đồng Xét nghiệm Đại dịch" để giám sát một "chiến dịch toàn quốc", nhằm tăng cường sản xuất các bộ thử chẩn đoán và kháng thể, điều phối, xác định các điểm xét nghiệm và nhân lực thực hiện, và xây dựng năng lực phòng thí nghiệm. Ông và các cố vấn cho rằng xét nghiệm "là một bàn đạp chúng ta cần để đảm bảo nền kinh tế an toàn và hoạt động trở lại".
Biden cho biết, ông sẽ làm những gì chính quyền Obama từng làm trong đại dịch H1N1 năm 2009 - hướng dẫn Cục Quản lý Y tế và An toàn nghề nghiệp (OSHA - chuyên trách vấn đề an toàn lao động) và Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) ban hành hướng dẫn cụ thể các chủ sử dụng lao động cách bảo vệ nhân viên của mình, bao gồm xét nghiệm.
Biden cũng sẽ tạo ra một thực thể liên bang: Tập đoàn Việc làm Y tế công cộng Mỹ - một đội quân gồm ít nhất 100.000 người, gồm các tình nguyện viên và lao động mất việc - chuyên trách truy dấu tiếp xúc của những người dương tính với virus. Tập đoàn này sẽ trở thành "nền tảng cơ bản" của một dịch vụ chuyên giải quyết các ưu tiên y tế công.
Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ cho thấy, các cử tri có xu hướng ủng hộ vai trò trọng yếu của chính phủ liên bang.
Theo khảo sát của Pew Research công bố trong tháng 5, 61% người tham gia nói xét nghiệm virus corona chủng mới là trách nhiệm gần như hoàn toàn/hoàn toàn của chính phủ liên bang chứ không phải của các bang. Một khảo sát của Fox News tuần trước cũng cho thấy, 63% các cử tri đăng ký bỏ phiếu coi việc "thiếu xét nghiệm sẵn sàng" là "chuyện quan trọng".
Xét nghiệm là chủ đề khiến Tổng thống Trump chịu nhiều chỉ trích ngay từ đầu đại dịch. Nhiều người cáo buộc ông phản ứng chậm chạp, triển khai xét nghiệm quá muộn và với thủ tục quá phức tạp. Họ chỉ ra rằng các nước thực hiện xét nghiệm từ sớm như Hàn Quốc, Singapore, Đức... đã kiểm soát tốt sự lây lan của Covid-19.