Rustam Minnekaev,ìsaoBiểnĐenquantrọngvớiNgatrongcuộcchiếnởkèo nhà kai một chỉ huy cấp cao trong quân đội Nga hôm 22/4 cho biết, Moscow đã lên kế hoạch tấn công miền nam Ukraine, kết nối các phần đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga ở khu vực Donbass, miền đông nước láng giềng với tiểu khu ly khai Transnistria thuộc Moldova. Điều này sẽ cắt đứt Ukraine hoàn toàn khỏi Biển Đen, nơi hơn 70% hàng hóa xuất khẩu của nước này được vận chuyển qua.
Tuy nhiên, tại sao khía cạnh tấn công hải quân của chiến dịch quân sự này đang bị đình trệ và Nga dường như không có cách nào để tăng cường lực lượng của họ ở Biển Đen?
Theo tạp chí Economist, Nga có 20 tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm, ở Biển Đen. Song, khả năng thực hiện một cuộc tập kích hải quân hoặc đưa binh sĩ Nga đổ bộ vào Ukraine qua vùng biển này đã bị các tên lửa của người Ukraine hạn chế. Cuối tháng 3, một cuộc tấn công của các lực lượng Kiev nhằm vào cảng Berdyansk nằm dưới sự kiểm soát của Nga ở đông nam Ukraine, đã phá hủy tàu đổ bộ Saratov và gây hư hại 2 chiến hạm khác.
Ngày 14/4, các quan chức ở Kiev và Mỹ tuyên bố, quân Ukraine đã nã hai tên lửa Neptune trúng tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga. Một ngày sau, soái hạm bị chìm trong khi đang được kéo về cảng Crưm để sửa chữa.
Nga sở hữu 2 chiến hạm khác cùng lớp Slava với tàu Moskva, đang được biên chế phục vụ trong Hạm đội phía Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Song, họ không có cách nào đưa chúng đến Biển Đen. Lí do vì một hiệp ước có từ năm 1936, được gọi là Công ước Montreux, vốn điều chỉnh giao thông hàng hải qua eo biển Dardanelles và Bosporus. Cả hai eo biển, vốn nối liền Biển Đen với Địa Trung Hải, đều do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Công ước Montreux cho phép các tàu thuyền dân sự tiếp cận hai eo biển nói trên một cách không hạn chế. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của các tàu chiến. Những quốc gia ven Biển Đen gồm Bulgaria, Gruzia, Romania, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, có khả năng tiếp cận ít khó khăn nhất. Các tàu chiến của những quốc gia khác bị hạn chế về trọng tải và thời gian lưu lại Biển Đen.
Chỉ các quốc gia ven Biển Đen mới có thể cử tàu ngầm qua hai eo biển, nhưng tàu sân bay không bao giờ được phép di chuyển qua những khu vực này. Điều quan trọng là, khi một trong các quốc gia ven biển tham gia chiến tranh, theo công ước, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền ngăn cản các tàu chiến của nước đó sử dụng hai eo biển, ngoại trừ những tàu trở về căn cứ của họ.
Hồi cuối tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng các quy định Montreux để ngăn Nga điều các chiến hạm mới vào Biển Đen. Thời điểm đó, động thái này được tin là phần lớn mang tính biểu tượng. Nga dường như đã có đủ tàu chiến trên biển để áp đảo các hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Tuy nhiên, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ rốt cuộc có vẻ đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc hải chiến.
“Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng 4 hoặc 5 tàu Nga từ Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đến Biển Đen. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một lực lượng đáng kể, gần như đủ sức phá hủy Odessa hoặc giúp chiếm thành phố cảng này dễ dàng hơn nhiều", một nhà ngoại giao Ukraine tiết lộ.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ giữ cam kết duy trì các quy tắc Montreux, các khí tài hải quân của Nga sẽ phải tránh xa Dardanelles và Bosporus. Hiện vẫn chưa rõ liệu điều đó có đủ để ngăn cản các lực lượng Moscow kiểm soát được miền nam Ukraine hay không. Song, ngay cả khi như vậy, Nga cũng khó có khả năng làm giảm các quyền của Ukraine theo công ước.
Alper Coskun, một cựu quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hiện làm việc cho tổ chức nghiên cứu Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không công nhận việc sáp nhập phần lãnh thổ đó của Ukraine. Ankara sẽ tiếp tục trao cho Ukraine các quyền của nước ven biển và không trao cho Nga thêm bất kỳ quyền mới nào".
Tuấn Anh