Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là cuốn sách được bọc bằng da người có tựa đề "Des destinees de l'ame" (Tạm dịch: Số phận của linh hồn) của tác giả người Pháp Arsène Houssaye được lưu giữ trong Thư viện Houghton tại Đại học Harvard (Mỹ).
Vào giữa những năm 1880,íẩncuốnsáchbìadangườitrongthưviệnĐtottenham gặp everton tác giả Houssaye (1815-1896) đã tặng cuốn sách luận giải và suy ngẫm về linh hồn và cuộc sống sau khi chết cho người bạn thân của mình là Tiến sĩ Ludovic Bouland (1839-1932), một bác sĩ y khoa Mỹ nổi tiếng. Bouland nói rằng ông đã bọc cuốn sách bằng da người lấy từ thi thể không được nhận của một nữ bệnh nhân qua đời vì đột quỵ.
“Một quyển sách nói về linh hồn con người xứng đáng được bao phủ bằng da người. Tôi đã đóng bìa sách bằng da lưng một phụ nữ”, tờ ghi chú được Houssaye gắn trong cuốn sách.
Theo hồ sơ của thư viện, cuốn sách được tặng cho thư viện Harvard vào năm 1934. Tính xác thực của tuyên bố rằng cuốn sách được bọc trong da người đã là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm.
Vào năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đã tiến hành thử nghiệm DNA trên cuốn sách và xác nhận sách đóng bằng da người với tỉ lệ 99,9%, theo tờ The Independent.
Trên thực tế, việc sử dụng da người để đóng bìa sách bắt nguồn từ thế kỷ 16 và trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 18 và 19. Những cuốn sách bọc da người thường liên quan đến các nội dung về y tế hoặc giải phẫu, cũng như sách về công lý hình sự hoặc hình phạt. Việc sử dụng da người được cho là sẽ tăng thêm mức độ hấp dẫn nhất định cho những tác phẩm này, cũng như như một lời cảnh báo cho độc giả về hậu quả của việc vi phạm pháp luật.
Ở khía cạnh khác, tập tục này thường được coi là một dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất, đặc biệt là đối với những người đã chết trong hoàn cảnh bi thảm hoặc bạo lực. Nó cũng được coi là một cách để tôn vinh và tưởng nhớ những người đã có đóng góp đáng kể cho xã hội.
Vào thế kỷ 20, tập tục này phần lớn bị xóa bỏ bởi vấn đề quyền con người và những cuốn sách được đóng bằng da người trở nên hiếm hoi.
Tử Huy
Choáng ngợp với hiệu ứng thị giác của chuỗi hiệu sách nổi tiếng nhất Trung QuốcTrung Thư Các được coi là chuẩn mực cho sự chuyển mình của các hiệu sách truyền thống nước này. Hiệu ứng thị giác do cách thiết kế sắp đặt không gian bên trong ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về tiếp cận thi thức.