TS Nguyễn Huy Quang,ênnhângâythiếuthuốcvậttưytếtrầmtrọket qua bong da bongdanet nguyên Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế đặc biệt là vật tư tiêu hao, hóa chất là trầm trọng, trải dài từ bệnh viện thuộc Bộ đến tuyến tỉnh, huyện, trạm y tế…
Việc thiếu thuốc, vật tư tiêu hao gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh. Điều này cũng ảnh hưởng đến tính công bằng cũng như vấn đề an sinh xã hội.
Muốn có giải pháp theo TS Nguyễn Huy Quang, chúng ta phải phân tích được nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tình trạng này.
Về khách quan, thứ nhất, do hơn 2 năm vừa qua, Việt Nam phải trải qua giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19. Toàn thế giới đều ảnh hưởng, dịch Covid-19 cắt đứt chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến chuỗi vận chuyển, logistic… Từ đó gây ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong nước.
Thứ 2, sau dịch Covid-19, số người bệnh đến viện tăng đột biến khiến cung ứng thuốc, thiết bị không đảm bảo.
Thứ 3, chúng ta dồn toàn lực cho công tác phòng chống bệnh nên việc cung ứng thuốc, vật tư còn hạn chế. Ngoài ra, TS Quang còn đưa ra nguyên nhân do thiếu nguồn cung ứng dược liệu từ Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc thực hiện chính sách zero Covid, đóng cửa biên giới khiến nguyên liệu, dược liệu về Việt Nam khó khăn.
Về nguyên nhân chủ quan, đó là tình trạng các cơ chế về mặt pháp lý đang tồn tại nhiều vấn đề đây là nguyên nhân thứ 4, TS Quang đánh giá là “chủ yếu, nếu tháo gỡ được chúng ta sẽ tháo được vấn đề”.
Theo đó, do cơ chế chưa minh bạch nên các cơ sở không có hành lang pháp lý đầy đủ, gây tâm lý e dè trong việc thực hiện công tác đấu thầu. Tình trạng này có tác động của các đợt thanh, kiểm tra vừa qua nên tạo ra tâm lý e ngại.
Nguyên nhân thứ 5, năng lực tham gia thực hiện hiện công tác đấu thầu từ trung ương đến cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế nhất định. “Chúng ta thiếu những cán bộ am hiểu về lĩnh vực thuốc, đấu thầu; nhiều doanh nghiệp không tham gia thầu do giá thầu thấp, không đảm bảo doanh thu dẫn đến ảnh hưởng nguồn cung thuốc, vật tư y tế”, TS Quang khẳng định.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ thêm, một vấn đề đang vướng mắc tại cơ sở y tế, các bệnh viện liên quan đến giá. Cụ thể giá trên cổng thông tin của Bộ Y tế do các doanh nghiệp khai và chịu trách nhiệm pháp lý và chưa bộ ngành nào chịu pháp lý về các mức giá này. Đây là điều e ngại cho các giám đốc bệnh viện, người đứng đầu các cơ sở khi đánh giá về giá thuốc, thiết bị y tế.
“Cần có cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm về giá, không để các doanh nghiệp tự công bố giá. Điều này để tránh việc họ bắt tay thổi giá, tạo giá không hợp lý”, PGS.TS Cơ nói.
Ngoài ra về cơ sở pháp lý, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế.
“Chúng tôi đã có văn bản báo cáo và có cuộc họp liên tịch giữa Bộ Y tế với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chức năng khác. Hiện tại một số văn bản pháp quy, một số thông tư, nghị định không còn cập nhật nữa như Thông tư 14 trong phân loại, mua sắm trang thiết bị vật tư. Khi chúng tôi bắt tay vào làm, nhận thấy những quy định không mang tính cập nhật, gây khó khăn cho việc mua sắm, đấu thầu”, PGS.TS Cơ thông tin.
Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cần làm sao cho những văn bản pháp quy trở thành các công cụ hữu ích, tiện ích cho các cơ sở, bệnh viện, cơ sở y tế mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế được thuận tiện, minh bạch, công khai.
Tại Tọa đàm, TS Quang cũng đề nghị kết hợp các giải pháp trước mắt và các giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Đầu tiên, các Bộ gấp rút hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trình Chính phủ trước ngày 15/8.
Sự vào cuộc quyết liệt của các bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp và Bảo hiểm xã hội Việt Nam là giải pháp trước mắt tháo gỡ thực trạng. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cần xem xét lại các thông tư, đăng ký thuốc, đấu thầu thuốc, xem xét lại nghị định 98.
Liên quan vấn đề này, TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, cũng cho rằng: “Tôi kiến nghị Chính phủ xem xét về chính sách có gì vướng mắc cần rà soát, sửa đổi, đặc biệt văn bản đấu thầu cần cập nhật để tạo sự thuận lợi cho mua sắm, đấu thầu”.