Hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp minh bạch,ôngsảncómãđịnhdanhđủđiềukiệnxuấtkhẩuchínhngạsoi kèo roma vs trách nhiệm, bền vững, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh thực hiện các tiêu chuẩn về điều kiện canh tác, cấp mã số vùng trồng, mã định danh cho các loại cây trồng chủ lực nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là xây dựng 2 mã số vùng trồng chuối tiêu hồng, những năm qua, kinh tế nông nghiệp của xã Liên Châu, huyện Yên Lạc có bước phát triển. Đây cũng là tiền đề, đòn bẩy đưa địa phương trở thành 1 trong 2 xã đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Nói về lợi ích của việc xây dựng mã số vùng trồng, chị Bùi Thị Tuyết, cán bộ Nông nghiệp xã Liên Châu khẳng định: "Trước kia, chuối tiêu hồng Liên Châu dù chất lượng tốt nhưng giá cả thị trường thiếu ổn định, “đầu ra” hạn chế, bấp bênh.
Tuy nhiên, từ khi đăng ký sản xuất theo cấp mã số vùng trồng và hoàn thiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm chuối của địa phương như được gắn thêm tấm vé thông hành, tạo điều kiện thuận lợi khi tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2022, năng suất chuối đạt 350 tạ/ha, sản lượng đạt trên 1.000 tấn; trong đó, nhiều diện tích được Công ty Cổ phần Hoa quả và lương thực Việt Nam thu mua với giá bán ổn định.
Hơn nữa, mã số vùng trồng còn giúp thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân, chuyển hướng sang sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp và bền vững hơn".
Nhận thức rõ tầm quan trọng và những lợi ích của mã số vùng trồng mang lại cho người sản xuất và người tiêu dùng, đầu năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch xây dựng, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương.
Theo đó, các vùng trồng sẽ được cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; cho phép thiết lập mã số vùng trồng cho các cơ sở sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh, ghi chép nhật ký điện tử; khai thác cơ sở dữ liệu vùng trồng cho các mục đích khác nhau như xây dựng chính sách, chỉ đạo sản xuất; điều tiết, kết nối cung - cầu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dự thính, dự báo… nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc nông sản.
Chỉ tính riêng năm 2023, tổng kinh phí thực hiện chương trình là hơn 1,43 tỷ đồng. Cụ thể, trong công tác thông tin, tuyên truyền, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền về MSVT; lắp đặt 18 biển hiệu tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Để Kế hoạch được triển khai hiệu quả, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp mã số, phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt thực hiện đăng ký mã số...
Đồng thời, tổ chức tập huấn hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản cho hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng sản xuất cây trồng chủ lực. Thông qua đó giúp các hộ nông dân nắm vững và hiểu rõ hơn về cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm bảo đảm tính minh bạch trong việc truy xuất và xác thực xuất xứ nguồn gốc hàng hóa bằng hệ thống thông tin quản lý, từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản và phát triển thương hiệu của tỉnh, đáp ứng hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ ở thị trường quốc tế.
Với những nỗ lực đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 16 vùng trồng với 26 mã số vùng trồng xuất khẩu, tổng diện tích hơn 171 ha, đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch đi một số nước như Úc, NewZealand, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
Ngoài ra, 1 cơ sở đóng gói ớt ở huyện Bình Xuyên và 1 cơ sở đóng gói thạch đen ở huyện Vĩnh Tường cũng được cấp mã số, đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói này được các ngành chức năng giám sát định kỳ, bảo đảm không có vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi mã số theo quy định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng các mã số vùng trồng còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Để phát triển và nâng cao hiệu quả mã số vùng trồng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch xây dựng, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.
Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, đưa các sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử.
TheoPhùng Hải(Cổng Thông tin- Giao tiếp tỉnh Vĩnh Phúc)