Kaspersky cho biết công cụ chống lừa đảo (anti-phishing) của hãng đã ngăn chặn tổng cộng 2.890.825 tấn công nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trong khu vực Đông Nam Á năm 2020,ệpbịtấncôngmạngnhiềuhơndoáplựcsốhoásoi kèo hạng 2 tây ban nha tăng 20% so với năm 2019.
Đại dịch khiến nhiều doanh nghiệp tiến lên số hoá, dẫn đến nguy cơ bị tấn công mạng nhiều hơn. (Ảnh minh hoạ) |
Lừa đảo là hình thức tấn công phi kỹ thuật được tội phạm mạng sử dụng nhằm đánh cắp dữ liệu bí mật từ máy tính của người dùng, sau đó sử dụng dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau, như lấy cắp tiền của nạn nhân hoặc bán lại dữ liệu đã đánh cắp.
Trong đó, tin nhắn lừa đảo thường ở dạng thông báo giả mạo từ ngân hàng, nhà cung cấp, hệ thống thanh toán điện tử và các tổ chức khác; hoặc cũng có thể ở dạng bản sao giống gần 100% một website đáng tin cậy để nạn nhân phải lưu lại dữ liệu cá nhân của họ.
Năm 2020, số vụ tấn công vào các doanh nghiệp có quy mô 50-250 nhân viên tại Việt Nam tăng so với trước. Kaspersky ngăn chặn 673.743 vụ, nhiều hơn so với năm 2019 (596.993 vụ). Mặc dù có số vụ tấn công tăng lên nhưng Việt Nam cải thiện thứ hạng, xếp thứ 21 trên toàn cầu so với thứ tự 17 năm 2019. Điều này do số vụ tấn công ở nhiều nước cũng tăng lên.
Tại Đông Nam Á, số vụ tấn công tại Việt Nam xếp thứ 3, sau Indonesia và Thái Lan. Singapore có thứ hạng tốt nhất khu vực nhưng số vụ tấn công cũng nhiều hơn trước.
Số vụ tấn công bị ngăn chặn nhắm vào doanh nghiệp SMB tại Đông Nam Á. |
Kaspersky nhận định số vụ tấn công gia tăng so với năm trước là do các doanh nghiệp phải số hoá trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19
Trong đại dịch, các doanh nghiệp tập trung giữ ổn định tài chính, cắt giảm một số chi phí, ít đầu tư an ninh mạng, tin tặc nhận thức được điều này nên gia tăng các vụ tấn công - ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á nhận định. Ngoài ra, các cuộc tấn công phi kỹ thuật như lừa đảo cũng là phương thức tấn công dễ dàng nhất.
10 quốc gia đứng đầu thế giới về tổng số các vụ tấn công lừa đảo nhắm vào SMB năm 2020 là Brazil, Nga, Mỹ, Pháp, Ý, Mexico, Đức, Colombia, Tây Ban Nha và Ấn Độ.
Mặc dù có số vụ tấn công vào SMB gia tăng nhưng trên tổng thể, số vụ tấn công trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại Việt Nam năm 2020 giảm mạnh. Năm 2020, các sản phẩm Kaspersky phát hiện hơn 64 triệu mối đe dọa mạng khác nhau tại Việt Nam, giảm 14,2% so với cùng kỳ. Năm 2019, con số này là 75 triệu. Tỷ lệ người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những mối nguy trên mạng là 39,1%, đứng thứ 19 trên thế giới, giảm 2 bậc so với năm 2019.
Để có kết quả tổng quan như trên, hãng bảo mật cho rằng Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều, có sự phối hợp giữa chính phủ và các đối tác tư nhân trong bảo đảm các vấn đề bảo mật.
Ngoài ra, Kaspersky ghi nhận kể từ cuối năm 2020, nhiều kẻ lừa đảo bắt đầu ưa chuộng hình thức phát tán thư lừa đảo qua mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin, điều này do Đông Nam Á có hoạt động mạng xã hội cực kỳ tích cực.
Hải Đăng
Tính từ cuối năm ngoái đến hết tháng 2/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) đã tiếp tục giảm hiện còn 917.492 địa chỉ.