Nhiều nguồn tin cho biết,étviệchợpphápdựluậtvềtiềnmãhókq bóng đá giao hữu quốc tế Bộ Tài chính của Nga đã hoàn thiện một dự luật về các quy định liên quan đến tiền mã hóa. Dự luật này bao gồm cả những quy tắc đối với việc khai thác tài sản kỹ thuật số và được tin rằng sẽ tạo cơ hội cho những người tham gia.
Còn nhớ, hồi đầu năm 2022, Ngân hàng Trung ương Nga từng đề xuất việc thực hiện lệnh cấm toàn diện đối với các loại tài sản kỹ thuật số trong biên giới nước Nga.
Bộ Tài chính của Nga và tổng thống Vladimir Putin lúc đó đã không ủng hộ ý tưởng này. Cơ quan phụ trách vấn đề tài chính của Chính phủ Nga cho rằng việc áp đặt một khung quy định đối với các loại tài sản số sẽ là bước đi tốt hơn. Trong khi đó, lãnh đạo nước Nga lập luận tiền mã hóa có thể mang lại lợi ích nhất định cho đất nước.
Đã nhiều tháng trôi qua nhưng vấn đề tranh cãi về tiền mã hóa vẫn chưa đạt đến sự đồng thuận. Tuy vậy, theo một thông tin gần đây, Bộ Tài chính Nga đã đưa ra một triển vọng mới cho việc quản lý bằng pháp luật đối với các tài sản số tại quốc gia này.
Theo đó, dự luật được Bộ Tài chính Nga đưa ra bao gồm một loạt các yêu cầu về cách xác định, việc kế toán và các chứng nhận mà người đầu tư tiền mã hóa cần phải hoàn thành.
Cụ thể, dự thảo luật cho rằng tiền kỹ thuật số có thể được chấp nhận như một phương tiện thanh toán mà không phải là đơn vị tiền tệ của Liên bang Nga. Đây cũng có thể như một khoản đầu tư.
Ngoài ra, các sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động trong phạm vi quyền hạn của dự luật phải có số vốn ít nhất là 30 triệu Rúp (khoảng 366.000 USD). Với việc tổ chức các cuộc đấu giá tiền mã hóa, đó phải là những đơn vị có số vốn không dưới 1,2 triệu USD. Những tổ chức, đơn vị như vậy phải trình báo cáo hàng năm về hoạt động của mình và vượt qua các yêu cầu về việc kiểm sát, kiểm toán nội bộ.
Theo dự luật, chỉ có các doanh nghiệp có trụ sở tại Nga mới có thể đăng ký vai trò nhà khai thác tài sản kỹ thuật số. Các tổ chức nước ngoài sẽ phải có giấy phép hoạt động tại Liên bang Nga và thành lập công ty con. Hiện Nga là một trong những quốc gia top đầu thế giới về khai thác tiền mã hóa, chỉ xếp sau Mỹ và Kazakhstan.
Bộ Tài chính Nga cũng yêu cầu các “thợ đào” phải nộp đơn đăng ký cho một tổ chức có liên quan và chính phủ sẽ cung cấp các trung tâm dữ liệu cần thiết, thuế cũng sẽ được thiết lập riêng.
Dự thảo luật cũng xem xét chi tiết về quy trình khai thác tiền mã hóa mà các đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện khi đã đăng ký.
Sau khi xuất hiện thông tin trên, tỷ phú Changpeng Zhao (CZ) - người sáng lập sàn giao dịch Binance đã lập tức lên tiếng thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú với động thái này. Tuy nhiên, CZ cùng một vài người nổi tiếng khác sau đó không biết vì lý do gì đã xóa bỏ bài đăng liên quan đến tính pháp lý của tiền mã hóa ở Nga.
Trong khi Bộ Tài chính Nga đã hoàn thiện dự luật về tiền mã hóa, việc phê duyệt dự luật này vẫn chưa có thời gian cụ thể.
Trước đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga - Sergei Katyrin từng lên tiếng khuyến nghị nước này nên thanh toán xuyên biên giới thông qua các giao dịch tiền điện tử và tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) với các quốc gia Châu Phi.
Bên cạnh đó, trong một nỗ lực nhằm chống lại việc lạm phát và các lệnh cấm vận kinh tế, chủ tịch Hiệp hội Khí đốt Nga - Pavel Zavalny đã gợi ý về khả năng nước này chấp nhận Bitcoin làm công cụ thanh toán cho việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Pavel Zavalny khuyến cáo Nga có thể chấp nhận thanh toán bằng đồng Rúp, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Libra của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc thậm chí là Bitcoin từ các quốc gia thân thiện với đất nước này. Trong khi đó, những quốc gia được xem là không thân thiện với Nga sẽ phải trả bằng Rúp hoặc vàng đối với các giao dịch dầu mỏ, khí đốt.
Trọng Đạt