Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhận Định Bóng Đá >Đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về Dự thảo Luật Đầu tư công_nha cai 88

Đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về Dự thảo Luật Đầu tư công_nha cai 88

2025-01-18 02:10:48 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Thể thao View:784lượt xem

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính,ĐạibiểuQuốchộicóýkiếnkhácnhauvềDựthảoLuậtĐầutưcônha cai 88 Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 28/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Sau đó, các Đại biểu Quốc hội đã tập trung vào trao đổi, tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý vốn, từ đó thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công thông qua tăng cường cải cách hành chính và đẩy mạnh phân cấp.

Không tách công tác bồi thường thành dự án độc lập

Tại kỳ họp trước, một số Đại biểu Quốc hội đã đề nghị không tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Và, trường hợp cần thiết phải tách riêng đối với dự án đầu tư công cụ thể thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về điều này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết sẽ tiếp thu theo hướng trên, song sẽ cho phép thành lập dự án độc lập trong trường hợp cần thiết và chỉ thực hiện đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại dự thảo Luật. Thêm vào đó, trường hợp dự án giải phóng mặt bằng là dự án độc lập vẫn được quản lý theo quy định chung như các dự án khác.

Với tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, nhiều Đại biểu đề nghị giữ nguyên tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như quy định của Luật hiện hành.

Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình) cho rằng, việc Chính phủ và một số Đại biểu đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng để phù hợp với thực tiễn là không cần thiết và chưa phù hợp với giai đoạn hiện nay. Bởi, các dự án có mức vốn 10.000 tỷ đồng đã là rất lớn và phải được Quốc hội thông qua, giám sát nhằm khắc phục những vướng mắc như trong thời gian qua đồng thời nâng cao tính hiệu quả của dự án này.

Chính phủ quản lý nguồn vốn vay ODA

Tiếp thu ý kiến của Đại biểu quốc hội, báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho hay, dự thảo Luật đã chỉnh lý nhằm bảo đảm thống nhất với Luật quản lý nợ công và làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý các dự án ODA.

Đối với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư tại các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, một số Đại biểu đề nghị không quy định khác biệt về phân cấp quản lý đối với dự án ODA vì đây đều là nguồn lực ngân sách Nhà nước, việc phân cấp cần được áp dụng theo quy định chung.

Trong khi, Chính phủ và một số ý kiến khác lại đề nghị cần áp dụng quy định đặc thù đối với dự án ODA và giữ quy trình đối với các dự án ODA như Dự thảo Luật đã trình Quốc hội.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để tăng cường kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, việc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là cần thiết.

Ngoài ra, tại Hội trường, Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh  Hòa) đề nghị cần thống nhất giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối và chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn ODA.

Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

Về quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, các Đại biểu cho rằng cần phải làm rõ ràng, cụ thể hơn. Một số ý kiến đề nghị làm rõ căn cứ thẩm định để tránh tình trạng nhu cầu đầu tư vượt quá khả năng cân đối vốn.

Theo đó, báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ bổ sung quy định việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thành một nội dung thành phần trong thẩm định chủ trương đầu tư và các cơ quan thẩm định như thể hiện tại dự thảo Luật.

Về thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn (Điều 59 của dự thảo Luật), đây là nội dung nhiều ý kiến khác nhau giữa các đại biểu.

Theo Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình), Quốc hội quy định danh mục mức vốn cho từng dự án là khả thi, nhằm đúng định hướng, không dản trải, phù hợp với nguồn lực và đây cũng là thông lệ tại nhiều quốc gia đồng thời đảm bảo quyền thực chất của Quốc hội.

Đại biểu này cũng kiến nghị, “từ năm 2020, Chính phủ trình danh mục đầu tư Trung ương theo đúng luật định.”

Đồng tình với ý kiến  trên, Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái  Bình) bổ sung, “thẩm quyền xem xét quyết định danh mục đầu tư công giao cho Quốc hội hay Chính phủ, thì Chính phủ vẫn phải làm từ đầu đến cuối. Do đó, Chính phủ cần chủ động xây dựng danh mục trước thời điểm trình Quốc hội.”

Đại biểu Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh, vấn đề ở đây là nằm ở khẩu tổ chức thực hiện chứ không phải do Luật. Theo ông, nếu khối lượng công việc và dự án có nhiều thì có thể giãn tiến độ và đẩy thêm thời gian.

Trong khi đó, Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (đoàn Bình Phước) lại đưa ra ý kiến trái chiều, việc Quốc hội quy định danh mục từng dự án là không khả thi, không đủ thời gian và nguồn lực để thẩm định. Quốc hội mỗi năm chỉ họp 2 kỳ, trong khi nhiều dự án phải cập nhật và có những phát sinh điều chỉnh, do đó giao quyền quyết định quyết định danh mục dự án cho Chính phủ.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện cả 2 phương án, sau khi căn cứ vào ý kiến của Đại biểu Quốc hội, dự án Luật sẽ được tiếp thu, chỉnh lý theo đa số./.

Theo TTXVN

Tác Giả:La liga
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái